C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 1 - Trang 104

điều vô nghĩa, nhưng trong đó vẫn có một phương pháp”. Vì vậy, Hu-gô hạ bệ tất
cả những gì thiêng liêng đối với con người chính nghĩa, đạo đức, chính trị, nhưng
ông ta đập vỡ những điều thần thánh đó chỉ là để tỏ lòng kính trọng cần thiết đối
với những di vật lịch sử; ông ta bôi nhọ chúng dưới con mắt của lý trí, để rồi sau
đó đề cao chúng dưới con mắt của lịch sử và đồng thời đề cao những quan điểm
của trường phái lịch sử
.

Lập luận của Hu-gô, cũng như nguyên lý của ông ta, là thực chứng, nghĩa là

không phê phán. Lập luận này không biết đến những sự khác biệt nào cả. Tất cả
những gì tồn tại
được ông ta thừa nhận với tư cách là một quyền uy, còn mọi
quyền uy thì được ông ta xem như là cơ sở. Ví dụ, trong một đoạn, ông ta trích
dẫn cả Mô-i-dơ lẫn Vôn-te, cả Ri-sác-xơn lẫn Hô-me, cả Mông-te-nhơ lẫn Am-
môn,
cả “Khế ước xã hội” của Rút-xô lẫn “Thành phố của Chúa” của Ô-guy-
xtanh.
Ông ta cũng hành động như thế đối với các dân tộc, - ông ta san bằng các
dân tộc. Người Xiêm coi việc người ta theo lệnh nhà vua, khâu mồm kẻ ba hoa và
rạch miệng diễn giả tồi đến tận mang tai, là quy luật vĩnh cữu của giới tự nhiên, -
người Xiêm đó, theo Hu-gô, cũng tích cực như người Anh coi việc nhà vua tự
mình định ra thuế khóa, dù chỉ một xu, là một sự phi lý về mặt chính trị. Người
Côn-tsi, không biết xấu hổ, đi dạo chơi trần truồng và trong trường hợp tốt nhất
thì lấy bùn để che thân mình, cũng tích cực như người Pháp là người không chỉ
đơn thuần mặc quần áo, mà còn ăn mặc đẹp nữa. Người Đức nuôi dạy con gái của
mình như là tài sản quý của gia đình, cũng không tích cực hơn người Rát-giơ-pút
là người giết chết con gái của mình để thoát khỏi việc chăm lo nuôi nấng nó

38

.

Tóm lại, bệnh loét da cũng tích cực như bản thân da vậy.

Ở chỗ này, cái này là tích cực; ở chỗ khác là cái khác. Cái này cũng không

hợp lý tính như cái kia. Hãy phục tùng cái gì được thừa nhận là tích cực trong
giáo khu của anh.

Như vậy, Hu-gô là một nhà hoài nghi hoàn chỉnh. Chủ nghĩa hoài nghi của

thế kỷ mười tám, phủ nhận tính hợp lý của tồn tại, được biểu hiện ở Hu-gô như là
chủ nghĩa hoài nghi phủ nhận sự tồn tại của lý trí. Hu-gô tiếp nhận thời kỳ Khai
sáng, ông ta không nhìn thấy có gì hợp lý tính
hơn nữa trong cái thực chứng,
nhưng chỉ là để không nhìn thấy có gì thực chứng trong cái hợp lý tính cả.
Ông ta
nghĩ rằng vẻ bên ngoài của lý trí trong cái thực chứng đã bị đánh tan chỉ là để
thừa nhận một hiện thực thực chứng đã bị tước mất cả cái vẻ bề ngoài của lý trí;

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.