tưởng, mà giả tưởng lại là thơ văn xuôi, hoàn toàn phù hợp với bản tính văn xuôi
của thế kỷ mười tám.
Khi thừa nhận Hu-gô là ông tổ và người sáng tạo trường phái lịch
sử, chúng ta hành động hoàn toàn theo tinh thần của trường phái này,
như bài báo kỷ niệm Hu-gô, do một nhà luật học nổi tiếng viết, cho ta
thấy
37
. Thừa nhận ông Hu-gô là sản phẩm của thế kỷ mười tám, chúng
ta thậm chí hành động theo đúng tinh thần của bản thân ông Hu-gô,
người tự coi là học trò của Can-tơ, còn luật pháp tự nhiên của mình thì
ông ta coi là con đẻ của triết học Can-tơ. Chúng ta bắt đầu từ điểm này
trong bản tuyên ngôn của ông ta.
Hu-gô giải thích sai thầy học Can-tơ của mình, khi cho rằng vì chúng ta
không thể biết được chân lý, cho nên về mặt lô-gích chúng ta phải thừa nhận cái
không chân lý, một khi nó tồn tại, là một cái gì xác thực. Hu-gô có thái độ giống
như một nhà hoài nghi luận đối với bản chất tất yếu của sự vật, và có thái độ
giống như Hốp-phơ-man đối với các biểu hiện ngẫu nhiên của sự vật. Vì vậy, ông
không có một chút cố gắng nào để chứng minh rằng cái thực chứng là hợp lý
tính. Ngược lại, ông lại ra sức chứng minh rằng cái gì thực chứng là không hợp lý
tính. Với một sự hăng say tự đắc tự mãn, từ khắp mọi phía ông ta lôi ra những lý
do để chứng tỏ rằng tính tất yếu hợp lý tính không cổ vũ cho những thể chế thực
chứng, thí dụ như chế độ sở hữu, chế độ nhà nước, hôn nhân v.v. mà ông quy vào
những thể chế đó. Theo ông, những thể chế này thậm chí còn mâu thuẫn với lý
tính và nhiều lắm thì chúng cũng chỉ cho phép tán hão về vấn đề tán thành hoặc
phản đối bản thân mà thôi. Hoàn toàn không nên coi phương pháp này là những
đặc điểm cá nhân ngẫu nhiên của Hu-gô: nói cho đúng ra đó là phương pháp của
nguyên tắc của ông ta - phương pháp thẳng thắn, ngây thơ, không dừng lại trước
bất kỳ những kết luận nào của trường phái lịch sử. Nếu như cái thực chứng phải
có hiệu lực, vì nó là thực chứng, thì tôi phải chứng minh rằng cái thực chứng có
hiệu lực hoàn toàn không phải là vì nó hợp lý tính: và liệu có thể chứng minh
điều đó một cách rõ ràng hơn là khẳng định rằng điều không hợp lý tính là thực
chứng, còn cái thực chứng thì không hợp lý tính, rằng cái thực chứng tồn tại
không phải nhờ lý trí, mà bất chấp lý trí, - liệu có thể chứng minh như thế được
không? Nếu như lý trí được dùng làm thước đo đối với thực chứng, thì thực
chứng lại sẽ không dùng được làm thước đo đối với lý trí. “Mặc dù cái đó là một