C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 1 - Trang 102

Quan điểm tầm thường coi trường phái lịch sử là một sự phản ứng chống lại

tinh thần hời hợt của thế kỷ mười tám. Tính phổ cập của quan điểm này tỷ lệ
nghịch với tính đúng đắn của nó. Thế kỷ mười tám chỉ sản sinh ra một sản phẩm
đặc điểm căn bản là tính chất hời hợt, và sản phẩm duy nhất hời hợt ấy chính
trường phái lịch sử.

Trường phái lịch sử đã biến việc nghiên cứu các nguồn tài liệu gốc thành

khẩu hiệu của mình, nó đã đưa việc say mê nguồn tài liệu gốc lên tới mức cực
đoan, - nó đòi hỏi người bơi chèo không bơi theo dòng nước, mà bơi theo nguồn
của con sông. Vì vậy, nó phải thừa nhận là đúng đắn việc chúng ta quay trở lại
nguồn gốc của nó, quay trở lại pháp quyền tự nhiên của Hu-gô. Triết học của nó
đi trước
sự phát triển của nó, vì thế chúng ta sẽ phí công vô ích khi tìm kiếm triết
học ngay trong bản thân sự phát triển của nó.

Một giả tưởng thịnh hành của thế kỷ mười tám đã coi trạng thái tự nhiên là

trạng thái chân chính của bản tính con người. Thời đó, người ta đã muốn tận mắt
nhìn thấy tư tưởng của con người và với mục đích đó người ta đã sáng tạo ra hình
ảnh những con người trong trạng thái tự nhiên - Pa-pa-ghê-nô

35

, - mà sự ngây

thơ đã dẫn họ tới chỗ lấy lông chim che bộ da của mình. Trong mấy chục năm
cuối cùng của thế kỷ mười tám, người ta đã giả định rằng các dân tộc trong trạng
thái tự nhiên
có một sự khôn ngoan sâu sắc, và những người săn chim ở đâu cũng
bắt chước cách hót của người I-ô-qua và người In-đi-an, v.v. và nghĩ rằng bằng
mưu mẹo ấy có thể nhử chim vào lưới. Cơ sở của tất cả những điều kỳ quặc đó là
một tư tưởng đúng đắn cho rằng trạng thái nguyên thủy chỉ là một bức tranh Hà
Lan ngây thơ mô tả trạng thái thật sự của loài người.

Đối với trường phái lịch sử, Hu-gô cũng là con người trong trạng thái tự

nhiên mà nước sơn của văn hóa lãng mạn chưa đụng tới. Cuốn sách giáo khoa
của ông ta về pháp quyền tự nhiền

36

- đó là cựu ước của trường phái lịch sử. Héc-

đơ cho rằng những con người trong trạng thái tự nhiên là những nhà thơ, rằng
những kinh thánh của các dân tộc nguyên thủy chỉ là những tập thơ, quan điểm
đó không hề làm cho chúng ta rối trí, trong khi đó thì Hu-gô đã nói bằng một
giọng văn xuôi dung tục nhất, tỉnh táo nhất: mỗi thời đại đều có bản tính riêng
của nó và sản sinh ra kiểu con người tự nhiên đặc biệt của nó. Vì vậy, Hu-gô, mặc
dù không sáng tạo những hình tượng thi ca, nhưng ông vẫn tạo ra những giả

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.