trao chế độ kiểm duyệt cho một quan tổng đốc nào đó hoặc cho hội đồng kiểm
duyệt tối cao xét xử.
Tất cả những gì chúng ta đã nói về mối quan hệ giữa báo chí và chế độ kiểm
duyệt cũng áp dụng cho mối quan hệ giữa chế độ kiểm duyệt với sở kiểm duyệt
tối cao và cho mối quan hệ giữa tác gia với viên chánh kiểm duyệt, mặc dù ở đây
xuất hiện một khâu trung gian. Đó cũng là mối quan hệ ấy, nhưng chỉ có điều là ở
một mức cao hơn. Một sự lầm lẫn kỳ lạ là: khi giữ nguyên trật tự của các sự vật,
lại cố đem lại cho nó một bản chất khác bằng cách chỉ giản đơn thay đổi các nhân
vật. Nếu như nhà nước chuyên chế muốn trở thành một nhà nước trung thực, thì
nhà
nước ấy phải tự tiêu diệt bản thân nó. Mỗi một điểm đều sẽ chịu sự cưỡng chế
như nhau và một sự kháng cự như nhau. Sở kiểm duyệt tối cao, đến lượt mình, sẽ
phải rơi vào sự kiểm duyệt. Để tránh cái vòng luẩn quẩn đó, người ta quyết định
phải không trung thực, và ở cái nấc thứ ba hay nấc thứ chín mươi chín, một
khoảng không được mở ra cho những hành vi phi pháp. Nhưng nhà nước quan
liêu, cái nhà nước vẫn nhận thức một cách mơ hồ mối quan hệ đó, ít ra cũng đang
cố gắng đặt phạm vi phi pháp lên cao đến mức nó bị che khuất đi, và khi đó nhà
nước ấy nghĩ rằng hành vi phi pháp đã biến mất.
Cách chữa bệnh có hiệu nghiệm và triệt để cho chế độ kiểm duyệt là thủ tiêu
nó, bởi vì bản thân thể chế đó là vô dụng, nhưng các thể chế lại hùng mạnh hơn
con người. Ý kiến của chúng tôi có thể đúng hay không đúng, nhưng dù sao thì
nhờ có bản chỉ thị mới, các tác gia Phổ có được hoặc là tự do thật sự, hoặc là tự
do trên ý tưởng nhiều hơn, nghĩa là có được nhiều ý thức hơn.
Rara temporum felicitas, ubi quae velis sentire et quae sentias dicere licet
1*
.
Do C. Mác viết vào khoảng giữa 15 tháng Giêng và 10 tháng
Hai 1842
Đã in trong Tập văn "Anekdota zur neuesten deutschen
Philosophie und Publicistik", Bd. I.1843
Ký tên:
M
ộ
t n
g
ư
ờ
i d
â
n
t
ỉ
n
h R
a
n
h
In theo bản
in
trong
Tập văn
Nguyên
văn là tiếng
Đức