NHỮNG CUỘC TRANH LUẬN CỦA HỘI NGHỊ
DÂN BIỂU KHÓA 6 CỦA TỈNH RANH
(BÀI THỨ NHẤT)
11
NHỮNG CUỘC TRANH LUẬN VỀ TỰ DO BÁO CHÍ
VÀ VỀ VIỆC CÔNG BỐ CÁC BIÊN BẢN
CỦA HỘI NGHỊ CÁC ĐẲNG CẤP
12
Vào một buổi sáng mùa xuân ở Béc-lin, tờ "Staats-Zeitung"
13
Phổ, đã công
bố những lời thú nhận của nó, làm cho toàn thể những người viết và đọc ở nước
Đức phải ngạc nhiên. Dĩ nhiên để làm điều đó nó đã chọn một hình thức quý tộc,
ngoại giao, chứ không phải một hình thức vui, để tự bạch. Nó làm ra vẻ muốn chỉ
cho những chị em báo chí của mình thấy tấm gương nhận thức, nó chỉ nói một
cách thần bí - bí ẩn về những tờ báo Phổ khác, trong lúc đó thì trên thực tế nó đã
nói về tờ báo Phổ par excellence
1*
- tức là nói về bản thân nó.
Điều ấy cho phép có nhiều sự giải thích khác nhau. Xê-da đã dùng ngôi thứ
ba để nói về mình. Vậy thì tại sao trong trường hợp tờ báo Phổ “Staats-Zeitung”
này, khi nó nói về những người thứ ba, lại không muốn nói về bản thân nó? Khi
nói về mình, trẻ em thường nói tên mình ra để thay cho tiếng “tôi”: “Ghê-oóc”,
v.v.. Thế thì tại sao tờ báo Phổ “Staats-Zeitung” lại không thay đại từ “tôi” bằng
những tên “Vossische”
14
, “Spenersche”
15
, hay bằng tên của một vị thần thánh nào
khác?
Bản chỉ thị mới về kiểm duyệt đã xuất hiện. Các báo ở nước ta thấy cần phải
nắm được cách thức và những hình thức bề ngoài thích hợp với tự do. Và tờ báo
Phổ “Staats-Zeitung” cũng buộc phải thức tỉnh và khoác lấy một tư tưởng tự do
nào đó, hoặc chí ít, một tư tưởng độc lập nào đó.
Nhưng, điều kiện cần thiết đầu tiên của tự do là tự nhận thức, còn tự nhận
thức thì không thể có được nếu không có sự thú nhận.
Nếu chỉ cần nhớ một cách chắc chắn rằng ở đây tờ báo Phổ “Staats-Zeitung”
đã công bố những sự thú nhận của mình; nếu không bỏ qua cái sự việc là ở đây,
chúng ta đang thấy trước mặt mình sự thức tỉnh đầu tiên của tờ báo bán chính
thức đối với sự tự ý thức, - thì tất cả những điều bí ẩn đều sẽ được giải quyết.