lời nghị luận lung tung của sự phê phán về các hệ thống xã hội chủ nghĩa, bao giờ cũng chỉ
bàn đến những hệ thống của nước Pháp.
Sự phê phán tiếp tục dạy chúng ta rằng các nhà khai sáng Đức đã phạm tội chống lại tinh
thần thần thánh. Họ vùi đầu nghiên cứu "những giai cấp lớp dưới trong nhân dân" đã tồn tại
năm 1842, để lẩn tránh vấn đề lúc đó còn chưa tồn tại tức vấn đề : trong trật tự thế giới có
tính phê phán phải xây dựng vào năm 1843, họ đáng được đứng vào hàng nào: hàng con cừu
hay là hàng dê rừng ? hàng nhà phê phán có tính phê phán hay là hàng quần chúng ô uế ?
hàng tinh thần hay là hàng vật chất ? Nhưng họ trước hết nên suy nghĩ nghiêm túc về sự cứu
vớt linh hồn có tính phê phán của bản thân họ, vì nếu tôi làm tổn thương linh hồn tôi thì toàn
bộ thế giới gồm cả các giai cấp lớp dưới trong nhân dân sẽ giúp đỡ được gì cho tôi ?
"Nhưng thực thể tinh thần mà không thay đổi thì nó không thể tự nâng lên trình độ cao hơn; chừng nào nó chưa vấp phải
sự chống cự kiên quyết nhất thì chừng đó nó chưa thể thay đổi được".
Nếu sự phê phán hiểu rõ hơn phong trào của các giai cấp lớp dưới trong nhân dân thì nó sẽ
biết rằng sự chống cự kiên quyết nhất mà các giai cấp lớp dưới gặp phải trong đời sống thực
tế, làm cho họ thay đổi từng ngày. Văn thơ mới của giai cấp lớp dưới trong nhân dân ở hai
nước Anh, Pháp sẽ chứng minh cho sự phê phán thấy rằng dù không có sự phù hộ trực tiếp
của tinh thần thần thánh của sự phê phán có tính phê phán, giai cấp lớp dưới trong nhân dân
cũng có thể tự nâng lên trình độ phát triển cao hơn về tinh thần.
Sự phê phán tuyệt đối tiếp tục mơ màng nói rằng :
"Bọn người ấy, toàn bộ tài sản của họ là câu nói "tổ chức quần chúng ""v.v..
Người ta đã nói nhiều về vấn đề "tổ chức lao động ", tuy rằng không phải bản thân những
người xã hội chủ nghĩa mà là phái cấp tiến chính trị ở Pháp ra sức làm môi giới giữa chính trị
với chủ nghĩa xã hội đã đưa ra "khẩu hiệu " này. Nhiệm vụ đang cần phải giải quyết là " tổ
chức quần chúng" thì lại chưa có ai nói đến trước sự phê phán có tính phê phán. Trái lại, thực
tế đã chỉ ra rằng bản thân xã hội tư sản, sự tan rã của xã hội phong kiến cũ chính là sự tổ
chức quần chúng ấy.
Sự phê phán đặt phát hiện của mình vào trong dấu nháy [Gänsefüsse
1*
]. Con ngỗng kêu
quang quác báo cho ông Bau-ơ đi cứu Ca-pi-tôn chẳng phải gì khác hơn là con ngỗng
2*
của
chính ông ta, tức sự phê phán có tính phê phán, Sự phê phán tổ chức lại quần chúng bằng
cách xây dựng quần chúng thành kẻ thù tuyệt đối của tinh thần. Sự đối lập giữa tinh thần và
quần chúng là "tổ chức xã hội" có tính phê phán, trong đó tinh thần hoặc sự phê phán là công
tác tổ chức, quần chúng là nguyên liệu, còn lịch sử là sản phẩm.
Thử hỏi sau tất cả những chiến thắng huy hoàng mà sự phê phán tuyệt đối giành được như
vậy trong cuộc chinh phạt thứ ba của nó đối với cách mạng, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
xã hội thì kết quả cuối cùng của những chiến công kiểu Héc-quyn đó rút cục là gì ? Kết quả
chỉ là tất cả những phong trào đó đã thất bại chẳng mang lại hiệu quả gì, vì những phong trào
đó vẫn còn là sự phê phán bị quần chúng xúc phạm hoặc tinh thần bị vật chất xúc phạm.