đức ra sức làm cho người ta cùng nhau cố gắng làm việc vì hạnh phúc của nhau. Mọi thứ đạo đức đem tách lợi ích của
chúng ta khỏi lợi ích của những người bạn ta đều là đạo đức giả dối, vô ý nghĩa, trái tự nhiên" (tr.116). "Yêu người khác...
tức là phối hợp lợi ích của chúng ta với lợi ích của những người bạn ta, để làm việc cho lợi ích chung... Đạo đức tốt đẹp
không phải gì khác hơn là lợi ích của những người hợp thành xã hội "(tr.77). "Người mà không có ham muốn hoặc không có
nguyện vọng thì chẳng còn là người nữa ... Người đã hoàn toàn xa rời bản thân mình thì làm thế nào cho anh ta yêu mến
người khác được ? Người thờ ơ với mọi sự việc xung quanh, không ham muốn, tự mãn tự túc thì không còn là sinh vật xã
hội nữa... Đạo đức tốt đẹp chẳng qua chỉ là sự truyền hạnh phúc" (tr.118). "Đạo đức tôn giáo xưa nay chưa từng làm cho
những người trần tục trở thành con người có tính xã hội hơn" (tr.36).
3) Ben-tam. Chúng tôi chỉ dẫn ra đoạn mà Ben-tam bác bỏ"lợi ích phổ biến theo ý nghĩa chính trị". "Lợi ích của cá nhân
... phải phục tùng lợi ích xã hội. Nhưng ... điều đó nghĩa là gì ? Mỗi cá nhân không phải là một bộ phận của xã hội như mọi
người khác hay sao ? Lợi ích xã hội ấy, lợi ích mà các anh nhân cách hoá, chỉ là một sự trừu tượng : nó chẳng qua chỉ là tổng
số những lợi ích cá nhân ... Nếu cho
rằng hy sinh hạnh phúc của một cá nhân để tăng thêm hạnh phúc của người khác là một việc tốt thì hy sinh lợi ích của một
cá nhân thứ hai, một cá nhân thứ ba cho đến vô số cá nhân sẽ là một việc tốt hơn nữa... Lợi ích cá nhân là lợi ích hiện thực
duy nhất ". (Ben-tam. "Lý luận về phạt và thưởng ", v.v., Pa-ri, năm 1826, bản in lần thứ ba
64
, quyển II, tr.229, 230,.
đ- Cuộc thất bại cuối cùng của chủ nghĩa xã hội
"Về vấn đề nên tổ chức quần chúng như thế nào, người Pháp đã đưa ra một loạt hệ thống, nhưng họ không thể không
chìm ngập trong ảo tưởng vì họ coi quần chúng đang tồn tại, là vật liệu có thể dùng được".
Trái hẳn lại, người Pháp và người Anh đã chứng minh, mà chứng minh hết sức cặn kẽ,
rằng trật tự xã hội hiện đại đang tổ chức "quần chúng đang tồn tại", do đó trật tự xã hội ấy là
một tổ chức quần chúng. Bắt chước "Allgemeine Zeitung"
65
, sự phê phán định dùng cái danh
từ đao to búa lớn là "ảo tưởng" để quét sạch mọi hệ thống xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ
nghĩa.
Sự phê phán cũng giết chết như thế chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản của nước
ngoài. Sau đó, sự phê phán lại chuyển hoả lực vào nước Đức:
"Khi trong những hy vọng năm 1842 của mình, những nhà khai sáng Đức đột nhiên cảm thấy mình bị lừa gạt và lúng
túng chưa biết bây giờ xoay xở ra sao thì tin tức về các hệ thống hiện đại của nước Pháp đã đến với họ đúng lúc. Hiện nay,
họ có thể nói về sự cần thiết phải nâng những giai cấp lớn dưới trong nhân dân lên trình độ cao hơn. Đồng thời họ cũng
muốn dùng cách đó để lẩn tránh vấn đề : bản thân họ có thuộc về đám quần chúng chỉ có thể tìm thấy ở lớp dưới không ".
Rõ ràng là khi biện hộ cho những tác phẩm trước kia của Bau-ơ, sự phê phán đã dùng hết
cả kho dự trữ lý do tốt đẹp cho nên hiện nay nó không tìm được một sự giải thích nào khác
cho phong trào xã hội chủ nghĩa ở Đức ngoài "sự lúng túng" của những nhà khai sáng năm
1842. "May thay, tin tức về các hệ thống hiện đại của nước Pháp đã đến với họ". Tại sao
không phải là tin tức về các hệ thống của nước Anh ? Nguyên nhân phê phán có tính quyết
định là ở chỗ : quyển "Chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội
của nước Pháp hiện đại"
66
của Stai-nơ không đem lại cho ông Bau-ơ những tin tức về các hệ
thống hiện đại của nước Anh. Nguyên nhân quyết định đó cũng giải thích tại sao tất cả những