Có thể tìm thấy những câu nói đó và những câu khác tương tự như nguyên văn, ngay cả ở
những nhà duy vật xưa nhất ở Pháp. Đây không phải là nơi đánh giá những câu đó. Sự biện
hộ cho thói xấu của Man-đơ-vin-lơ, một học trò người Anh thời kỳ đầu của Lốc-cơ, là một
tiêu biểu cho xu hướng xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa duy vật. Ông chứng minh rằng thói
xấu là tất nhiên và có ích trong xã hội hiện đại. Và đấy quyết không phải biện hộ cho xã hội
hiện đại.
Phu-ri-ê trực tiếp xuất phát từ học thuyết của các nhà duy vật Pháp. Những người theo học
thuyết của Ba-bớp là những nhà duy vật thô sơ, chưa phát triển, nhưng ngay cả chủ nghĩa
cộng sản phát triển cũng trực tiếp bắt nguồn từ chủ nghĩa duy vật Pháp. Chủ nghĩa duy vật
đó lại trở về tổ quốc của nó là nước Anh, dưới hình thức mà Hen-vê-ti-uýt đem lại cho nó.
Ben-tam dựa vào đạo đức học của Hen-vê-ti-uýt để xây dựng cái hệ thống lợi ích đúng đắn
của mình, còn Ô-oen, xuất phát từ hệ thống của Ben-tam, đã
xây dựng chủ nghĩa cộng sản Anh. Ca-bê, một người Pháp lưu vong sang Anh, đã chịu ảnh
hưởng của những tư tưởng cộng sản chủ nghĩa ở đó và khi về Pháp đã trở thành người đại
biểu được nhiều người biết nhất, mặc dù hời hợt nhất của chủ nghĩa cộng sản. Cũng như Ô-
oen, những người cộng sản chủ nghĩa Pháp có căn cứ khoa học hơn, như Đê-da-mi, Gay, v.v.,
cũng phát triển học thuyết duy vật, coi là chủ nghĩa nhân đạo hiện thực và cơ sở lô-gích của
chủ nghĩa cộng sản.
Nhưng ngài Bau-ơ hoặc sự phê phán đã thu thập tài liệu ở đâu để viết lịch sử có tính phê
phán của chủ nghĩa duy vật Pháp ?
1) "Lịch sử triết học"
60
của Hê-ghen trình bày chủ nghĩa duy vật Pháp thành sự thực hiện
thực thể của Xpi-nô-da, điều này dù sao đi nữa cũng có lý hơn nhiều so với "phái Xpi-nô-da
ở Pháp".
2) Ông Bau-ơ đã phát hiện không biết từ bao giờ rằng "Lịch sử triết học" của Hê-ghen tựa
hồ coi chủ nghĩa duy vật Pháp là học phái Xpi-nô-da. Nếu bây giờ ông ta phát hiện trong một
tác phẩm khác của Hê-ghen rằng tự nhiên thần luận và chủ nghĩa duy vật là hai phái có sự
hiểu biết khác nhau về cùng một nguyên tắc cơ bản thì ông ta sẽ kết luận rằng ở Xpi-nô-da có
hai học phái tranh cãi nhau về ý nghĩa của hệ thống của mình. Ông Bau-ơ có thể tìm được
trong "Hiện tượng học" của Hê-ghen lời giải thích mà chúng ta đã nói tới. Nguyên văn như
sau:
"Về vấn đề bản chất tuyệt đối thì trong nội bộ trào lưu Khai sáng, đã xảy ra tranh chấp ... và phân liệt thành hai phái :
một phái ... gọi cái tuyệt đối không có bất cứ vị ngữ nào ... là tồn tại tuyệt đối tối cao ... một phái gọi nó là vật chất ... Song
cả hai đều cũng là cùng một khái niệm; - sự khác nhau không phải ở bản thân sự vật mà chỉ hoàn toàn ở điểm xuất phát khác
nhau của hai loại kết cấu" (Hê-ghen. "Hiện tượng học", tr.420,421,422).
3) Sau hết, ông Bau-ơ lại còn có thể qua Hê-ghen mà thấy rằng nếu trong sự phát triển về
sau của nó, thực thể không chuyển hoá thành khái niệm và tự ý thức thì nó sẽ trở thành tài
sản của