Hốp-xơ đã hệ thống hoá học thuyết của Bê-cơn nhưng không đưa ra những bằng chứng tỉ
mỉ, làm chỗ dựa cho nguyên lý cơ bản của Bê-cơn cho rằng những hiểu biết và những quan
niệm đều bắt nguồn từ thế giới cảm tính.
Trong quyển bàn về nguồn gốc của lý tính con người, Lốc-cơ đã chứng minh nguyên lý
của Bê-cơn và Hốp-xơ.
Nếu Hốp-xơ đã đập tan hết những thiên kiến hữu thần luận trong chủ nghĩa duy vật của
Bê-cơn thì Côn-lin-xơ, Đốt-oen, Cau-ớt, Hát-ly, Pri-xli, v.v., đã thủ tiêu những chướng ngại
thần học cuối cùng của cảm giác luận của Lốc-cơ. Tự nhiên thần luận, ít ra là đối với nhà duy
vật, chỉ là một phương pháp thuận tiện và dễ dàng để thoát khỏi tôn giáo.
Chúng tôi đã chỉ rõ tác phẩm của Lốc-cơ đã xuất hiện đúng lúc đến mức nào đối với người
Pháp. Lốc-cơ đã xây dựng triết học của bon sens, tức triết học của lẽ phải thông thường,
nghĩa là đã nói một cách gián tiếp rằng không thể có một thứ triết học nào tách rời cảm giác
lành mạnh của con người, và tách rời lý trí dựa trên những cảm giác ấy.
Công-đi-ắc, học trò trực tiếp của Lốc-cơ và người giải thích Lốc-cơ ở nước Pháp, đã lập
tức dùng cảm giác luận của Lốc-cơ để chống lại siêu hình học thế kỷ XVII. Ông chứng minh
rằng người Pháp hoàn toàn có quyền vứt bỏ siêu hình học ấy, coi đó là kết quả không thành
công của ảo tưởng và của những thiên kiến thần học.
Ông đã công khai bác bỏ các hệ thống của Đê-các-tơ, Xpi-nô-da, Lép-nít-xơ và Ma-lơ-brăng-
sơ.
Trong tác phẩm "Khái luận về nguồn gốc tri thức của loài người"
55
, ông đã phát triển quan
điểm của Lốc-cơ và chứng minh rằng không những linh hồn mà cả cảm giác, không những
nghệ thuật sáng tạo ra ý niệm mà cả nghệ thuật tri giác cảm tính đều là công việc của kinh
nghiệm và tập quán. Vì vậy toàn bộ sự phát triển của người ta đều lệ thuộc vào sự giáo dục
và hoàn cảnh bên ngoài. Chỉ có triết học chiết trung là đã gạt Công-đi-ắc ra khỏi các học
phái Pháp.
Sự khác nhau giữa chủ nghĩa duy vật Pháp và chủ nghĩa duy vật Anh là phù hợp với sự
khác nhau giữa hai dân tộc đó. Người Pháp đã đem lại tinh thần, xương thịt và sự hùng biện
cho chủ nghĩa duy vật Anh. Người Pháp còn cho chủ nghĩa duy vật Anh cái khí khái và cái
duyên dáng mà nó còn thiếu. Người Pháp đã làm cho nó trở thành văn minh.
Ở Hen-vê-ti-uýt là người cũng xuất phát từ học thuyết của Lốc-cơ, thì chủ nghĩa duy vật
mang tính chất riêng của Pháp. Ông đem vận dụng ngay chủ nghĩa duy vật vào đời sống xã
hội (Hen-vê-ti-uýt, "Bàn về con người")
56
. Ấn tượng cảm tính và dục vọng ích kỷ, sự hưởng
lạc và lợi ích cá nhân được nhận thức một cách đúng đắn, là cơ sở của mọi đạo đức. Sự bình
đẳng tự nhiên về trí lực của con người, sự nhất trí giữa những thành tựu của lý tính và những
thành tựu của công nghiệp, tính thiện bẩm sinh của con người và tính vạn năng của giáo dục,
đấy là những yếu tố chính của hệ thống của ông.