Những tác phẩm của La-mét-tơ-ri là sự kết hợp chủ nghĩa duy vật của Đê-các-tơ với chủ
nghĩa duy vật Anh. Ông đã lợi dụng vật lý học của Đê-các-tơ cho đến tận những chi tiết của
nó. Tác phẩm "Con người-máy"
57
của ông là viết theo mẫu động vật - máy của Đê-các-tơ.
Trong "Hệ thống của giới tự nhiên"
58
của Hôn-bách,
phần trình bày về vật lý học cũng là sự kết hợp chủ nghĩa duy vật Pháp với chủ nghĩa duy vật
Anh, còn phần bàn về đạo đức thì về thực chất là dựa vào đạo đức học của Hen-vê-ti-uýt. Rô-
bi-nê ("Bàn về tự nhiên"
59
), nhà duy vật Pháp gắn bó hơn ai hết với siêu hình học và do đó
được Hê-ghen khen ngợi thì viện dẫn đến Lép-nít-xơ một cách hết sức rõ ràng.
Chúng tôi không cần bàn đến quan điểm của Vôn-nây, Đuy-puy, Đi-đơ-rô cũng như của
phái trọng nông, sau khi chúng tôi một mặt đã giải thích hai nguồn gốc của chủ nghĩa duy vật
Pháp bắt nguồn từ vật lý học của Đê-các-tơ và chủ nghĩa duy vật Anh và mặt khác đã xác
minh sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật Pháp và siêu hình học thế kỷ XVII, tức siêu hình học
Đê-các-tơ, Xpi-nô-da, Ma-lơ-brăng-sơ và Lép-nít-xơ. Người Đức chỉ có thể nhận thấy sự đối
lập đó sau khi bản thân họ bắt đầu đấu tranh với siêu hình học tư biện.
Cũng như chủ nghĩa duy vật của Đê-các-tơ nhập vào khoa học tự nhiên hiểu theo đúng
nghĩa của chữ đó, phía kia của chủ nghĩa duy vật Pháp thì trực tiép nhập vào chủ nghĩa xã
hội và chủ nghĩa cộng sản.
Không cần phải thông minh lắm mới thấy được mối liên hệ tất yếu giữa học thuyết của chủ
nghĩa duy vật về tính thiện bẩm sinh và sự ngang nhau về trí lực của con người, về tính vạn
năng của kinh nghiệm, của tập quán và của giáo dục, về ảnh hưởng của hoàn cảnh bên ngoài
đối với con người, về ý nghĩa quan trọng của công nghiệp, về tính hợp lý của hưởng lạc, v.v.,
với chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội. Nếu như người ta thu được mọi tri thức và cảm
giác, v.v., của mình từ thế giới cảm tính và từ kinh nghiệm trong thế giới cảm tính thì do đó
cần phải tổ chức thế giới xung quanh sao cho người ta nhận thức và lĩnh hội được ở đó cái gì
thực sự hợp với tính người, sao cho người ta thấy được mình là con người. Nếu như lợi ích
đúng đắn là nguyên tắc của
toàn bộ đạo đức thì do đó cần ra sức làm cho lợi ích riêng của con người cá biệt phù hợp với
lợi ích của toàn thể loài người. Nếu như người ta không có tự do theo ý nghĩa duy vật, nghĩa
là nếu như không phải nhờ lực lượng tiêu cực lẩn tránh cái này cái nọ mà nhờ lực lượng tích
cực thể hiện cá tính chân chính của mình mà con người ta có được tự do thì không nên trừng
phạt những hành vi tội lỗi của cá nhân riêng lẻ mà nên tiêu diệt nguồn gốc phản xã hội đẻ ra
tội lỗi, và đem lại cho mỗi người địa bàn xã hội cần thiết để biểu lộ sức sống trọng yếu của
anh ta. Nếu như tính cách con người là do hoàn cảnh tạo nên thì do đó phải làm cho hoàn
cảnh hợp với tính người. Nếu như con người bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã hội thì do đó
con người chỉ có thể phát triển bản tính chân chính của mình trong xã hội và cần phải phán
đoán lực lượng của bản tính của anh ta, không phải căn cứ vào lực lượng của cá nhân riêng lẻ
mà căn cứ vào lực lượng của toàn xã hội.