C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 134

"chủ nghĩa lãng mạn". "Hallische Jahrbücher"

61

, thời bấy giờ, cũng có luận điểm tương tự.

Nhưng dù sao đi nữa, "tinh thần" cũng phải quy định trước cho "kẻ thù" của mình, tức chủ

nghĩa duy vật, một "số phận ngu độn" nào đó.

Chú thích. Mối liên hệ giữa chủ nghĩa duy vật Pháp với Đê-các-tơ và Lốc-cơ,

cũng như sự đối lập giữa triết học thế kỷ XVIII với siêu hình học thế kỷ XVII, đều
được trình bày tỉ mỉ trong phần lớn các tác phẩm viết về lịch sử triết học Pháp hiện
đại. Trái với sự phê phán có tính phê phán, chúng tôi chỉ cần nhắc qua ở đây những
điều mà ai nấy đều biết. Trái lại mối liên hệ giữa chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVIII
với chủ nghĩa cộng sản Anh và Pháp thế kỷ XIX còn cần phải được trình bày cặn
kẽ hơn. Ở đây, chúng tôi chỉ dẫn ra một số đoạn tiêu biểu trong các tác phẩm của
Hen-vê-ti-uýt, Hôn-bách và Ben-tam.

1) Hen-vê-ti-uýt. "Người ta không độc ác, nhưng phải phục tùng lợi ích của mình. Vì vậy không nên than phiền về tính

độc ác của con người mà phải than phiền về sự ngu dốt của bọn lập pháp là bọn bao giờ cũng đem đối lập lợi ích riêng với

lợi ích chung", - "Cho tới nay, những nhà đạo đức còn chưa đạt tới được thành tích nào, vì muốn nhổ tận gốc cái sinh ra tội

ác thì phải tìm trong sự lập pháp. Ở Nu-ve-lơ Oóc-lê-ăng, nếu vợ chán chồng thì có quyền bỏ chồng. Ở những nơi như thế,

không có những người vợ không chung tình, vì rằng họ chẳng cần lừa dối chồng". - "Đạo đức chẳng qua là môn học trống

rỗng nếu người ta không kết hợp nó với chính trị và lập pháp". - "Người ta có thể nhận ra các nhà đạo đức giả ở chỗ một mặt

họ có thái độ thờ ơ trước những tội ác nguy hại đến quốc gia, mặt khác họ lại hầm hầm giận dữ trước những tội lỗi trong đời

sống riêng tư", - "Người ta không phải sinh ra vốn thiện hoặc ác, nhưng họ có khả năng trở thành người thiện hay người ác

là tuỳ theo chỗ lợi ích chung kết hợp họ lại hay là tách rời họ ra". - "Nếu khi nào công dân không thực hiện phúc lợi chung

mà do đó cũng không thể thực hiện được phúc lợi riêng thì bấy giờ chỉ có những người điên mới trở thành kẻ phạm tội"

(Xem "Bàn về tinh thần", bản in ở Pa-ri năm 1822

62

, quyển I, tr.117, 240, 241, 249, 251,

339 và 369.) - Hen-vê-ti-uýt cho rằng giáo dục (giáo dục theo ông hiểu không những là giáo dục theo ý nghĩa thông thường

của danh từ mà còn là tổng hợp mọi điều kiện sinh hoạt của một cá nhân (sách đã dẫn, tr. 390) đào tạo con người;

nếu một mặt cần một cuộc cải cách để xoá bỏ mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung thì mặt khác muốn thực hiện

cuộc cải cách đó, người ta cần thay đổi căn bản ý thức của mình: "Chỉ có thể thực hiện được những cuộc cải cách lớn khi mà

sự tôn kính ngu muội của nhân dân đối với pháp luật và phong tục cũ đã yếu đi" (sách đã dẫn, tr. 260) hoặc như ông nói ở

chỗ khác, "khi đã tiêu diệt được sự dốt nát".

2) Hôn-bách. "Trong những đối tượng mà người ta yêu, con người chỉ yêu bản thân mình; lòng yêu mến của con người

đối với đồng loại chỉ dựa trên cơ sở tình yêu đối với bản thân mình". "Người ta không thể tách khỏi bản thân mình bất cứ lúc

nàu trong đời sống của mình vì người ta không thể không quan tâm đến mình".

"Bất cứ lúc nào nơi nào, cái lợi của ta, lợi ích của ta ... cũng thúc đẩy ta yêu hoặc ghét một vật nào đó" ("Hệ thống xã

hội", bản in ở Pa-ri, năm 1822

63

, quyển I, tr.80. 112); nhưng "vì lợi ích của chính mình mà người ta phải yêu người khác vì

những người ấy cần thiết cho hạnh phúc của mình ... Đạo đức chứng minh cho con người thấy rằng trong tất cả mọi thực thể,

cái cần thiết nhất cho con người chính là con người "(tr.76). "Đạo đức chân chính cũng như chính trị chân chính là thứ đạo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.