hun đúc bằng những công thức phù thuỷ của chính bản thân siêu hình học. Bản thân ông
thoạt đầu cũng xuất phát từ siêu hình học của Đê-các-tơ. Cuộc đấu tranh chống thần học tư
biện đã đẩy Phoi-ơ-bắc tới chỗ đấu tranh chống triết học tư biện chính vì ông nhận thấy rằng
tư biện là chỗ dựa cuối cùng của thần học và ông không thể không buộc các nhà thần học
phải từ bỏ khoa học tưởng tượng
của họ để trở về với tín ngưỡng thô sơ và ghê tởm; cũng vậy, sự hoài nghi tôn giáo đã dẫn
Bay-lơ đến chỗ hoài nghi siêu hình học, chỗ dựa của tín ngưỡng đó. Vì vậy ông đã phê phán
toàn bộ sự phát triển lịch sử của siêu hình học. Ông trở thành nhà sử học của siêu hình học để
viết lịch sử cái chết của nó. Ông bác bỏ nhất là Xpi-nô-da và Lép-nít-xơ.
Pi-e Bay-lơ không những đã dùng thuyết hoài nghi để phá huỷ siêu hình học, do đó chuẩn
bị cơ sở cho người Pháp tiếp thu chủ nghĩa duy vật và triết học của lẽ phải thông thường.
Ông còn báo trước rằng một xã hội vô thần nhất định sẽ được xác lập nay mai bằng cách
chứng minh rằng có khả năng có một xã hội gồm toàn những người vô thần, rằng một người
vô thần có thể là một người đáng kính, rằng cái hạ thấp con người xuống không phải là
thuyết vô thần mà là sự mê tín và sự sùng bái thần tượng.
Theo lời nói của một nhà văn Pháp thì Pi-e Bay-lơ là "nhà siêu hình học cuối cùng đối với
thế kỷ XVII và nhà triết học đầu tiên đối với thế kỷ XVIII".
Nhưng bên cạnh việc phủ định thần học và siêu hình học thế kỷ XVII, còn cần có một hệ
thống khẳng định, chống siêu hình. Người ta cần một cuốn sách quy thực tiễn sống đương
thời thành hệ thống và đem lại căn cứ lý luận cho nó. Tác phẩm của Lốc-cơ bàn về nguồn
gốc của lý tính con người
54
đã ra đời rất đúng lúc ở bên kia biển Măng-sơ. Người ta đón tiếp
nó nồng nhiệt như một vị khách mà người ta đã nóng lòng chờ đợi.
Có thể hỏi: phải chăng Lốc-cơ là học trò của Xpi-nô-da? Lịch sử "trần tục" có thể trả lời
rằng:
Chủ nghĩa duy vật là đứa con hoang của nước Anh. Nhà triết
học kinh viện Đơn Xcốt đã tự hỏi: "không biết vật chất có thể suy nghĩ được không ?".
Để thực hiện phép màu đó, ông phải nhờ đến tính vạn năng của thượng đế, nghĩa là ông
buộc bản thân thần học phải tuyên truyền chủ nghĩa duy vật. Vả lại, ông còn là một nhà duy
danh chủ nghĩa. Chủ nghĩa duy danh là một trong những nhân tố chủ yếu của các nhà duy vật
Anh và nói chung là, biểu hiện đầu tiên của chủ nghĩa duy vật.
Người bố đẻ chính tông của chủ nghĩa duy vật Anh và của toàn bộ khoa học thực nghiệm
hiện đại là Bê-cơn. Theo ông thì khoa học tự nhiên là khoa học chân chính và vật lý học dựa
trên kinh nghiệm cảm tính, là bộ phận quan trọng nhất của khoa học tự nhiên. Ông thường
dẫn chứng A-na-xa-go và vật chất nguyên thuỷ, số lượng vô hạn của nhà triết học này và Đê-
mô-crít và những nguyên tử của ông, coi đó là những bậc quyền uy. Trong học thuyết của
ông, cảm giác là hoàn toàn đáng tin cậy và là nguồn gốc của mọi hiểu biết. Khoa học là khoa
học thực nghiệm, và là ở chỗ dùng phương pháp lý tính để xem xét tài liệu cảm tính. Quy