C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 128

tuyên bố rằng linh hồn chỉ là một dạng của thể xác còn tư tưởng vận động máy móc. Lơ-
roa thậm chí còn cho rằng Đê-các-tơ đã giấu giếm quan

điểm thực sự của mình. Đê-các-tơ đã phản đối ý kiến đó. Cuối thế kỷ XVIII, Ca-ba-nít đã
hoàn thành chủ nghĩa duy vật của Đê-các-tơ bằng tác phẩm "Quan hệ giữa thể xác và tinh
thần của con người"

52

.

Chủ nghĩa duy vật của phái Đê-các-tơ còn tồn tại ở Pháp cho tới ngày nay. Nó đã đạt được

những thành tựu lớn trong khoa học tự nhiên máy móc"nói chính xác theo ý nghĩa văn
xuôi",
người ta ít có thể chê trách nhất là mang màu sắc của chủ nghĩa lãng mạn.

Ngay từ khi mới ra đời, siêu hình học của thế kỷ XVII mà đại biểu chủ yếu ở Pháp là Đê-

các-tơ, đã gặp kẻ đối kháng với mình là chủ nghĩa duy vật. Chủ nghĩa duy vật mà đại biểu là
Gát-xăng-đi, một người phục hồi chủ nghĩa duy vật của Ê-pi-quya, đã chống lại Đê-các-tơ.
Chủ nghĩa duy vật Pháp và Anh, trước sau, vẫn có quan hệ chặt chẽ với Đê-mô-crítÊ-pi-
quya
. Siêu hình học của Đê-các-tơ còn có một địch thủ khác là Hốp-xơ, một nhà duy vật Anh.
Rất lâu sau khi qua đời, Gát-xăng-đi và Hốp-xơ mới chiến thắng được địch thủ của mình
đúng vào lúc nó đang chính thức thống trị trong mọi học phái ở Pháp.

Von-te nhận xét rằng thái độ bàng quan của người Pháp thế kỷ XVIII đối với cuộc tranh

luận giữa phái Giê-duýt và phái Gian-xê-ni-uýt

53

là do triết học gây ra ít hơn là do những vụ

đầu cơ tài chính của Lô. Thực ra, sự suy sụp của siêu hình học thế kỷ XVII chỉ có thể nói là
do ảnh hưởng của lý luận của chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVIII tạo ra, chừng nào người cho
rằng bản thân phong trào lý luận đó là do tính chất thực tiễn của đời sống ở Pháp hồi đó tạo
ra. Đời sống đó hướng vào hiện thực trực tiếp, vào lạc thú trần tục và lợi ích trần tục, tóm lại
là vào thế giới
trần tục. Phù hợp với thực tiễn chống thần học, chống siêu hình, duy vật, của đời sống đó thì
nhất thiết phải là một lý luận chống thần học, chống siêu hình, duy vật. Trong thực tiễn, siêu
hình học đã mất hết uy tín. Ở đây, chúng tôi chỉ cần nêu vắn tắt quá trình lý luận của sự tiến
hoá đó.

Siêu hình học thế kỷ XVII (xem Đê-các-tơ, Lép-nít-xơ, v.v.) còn mang một nội dung tích

cực, trần tục. Nó có những phát hiện trong toán học, vật lý học và những khoa học chính xác
khác có liên hệ mật thiết với nó. Nhưng ngay đầu thế kỷ XVIII, mối liên hệ bề ngoài đó
không còn nữa. Những khoa học thực chứng đã tách khỏi siêu hình học và xác định phạm vi
hoạt động riêng của mình. Giờ đây khi mà bản chất hiện thực và sự vật trần tục đã bắt đầu
thu hút mọi sự chú ý vào mình thì toàn bộ tài sản của siêu hình học chỉ còn là bản chất tưởng
tượng và sự vật thiên giới mà thôi. Siêu hình học trở thành khô khan nhạt nhẽo. Cũng đúng
vào năm mà hai nhà siêu hình học lớn cuối cùng ở Pháp là Ma-lơ-brăng-sơ và Ác-nôn mất đi,
Hen-vê-ti-útCông-đi-ác ra đời.

Người mà về mặt lý luận, đã làm cho siêu hình học thế kỷ XVII và toàn bộ siêu hình học

nói chung mất hết uy tín thì chính là Pi-e Bay-lơ. Vũ khí của ông là thuyết hoài nghi được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.