C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 126

nước vẫn còn thể hiện ở ông ta, ở Na-pô-lê-ông, với tính cách là mục đích tự nó tuyệt đối.
Chẳng hạn, ông đã tuyên bố ở Hội đồng nhà nước rằng ông ta không cho phép bọn chủ ruộng
đất lớn được tuỳ ý trồng trọt hay không trồng trọt trên ruộng đất của họ. Kế hoạch của ông ta
nhằm làm cho thương nghiệp phục tùng nhà nước bằng cách chuyển ngành vận tải bằng xe
ngựa
vào trong tay nhà nước, cũng có ý nghĩa như vậy. Thương nhân Pháp đã chuẩn bị
những sự kiện lần đầu tiên làm lung lay thực lực của Na-pô-lê-ông. Bọn buôn bán chứng
khoán ở Pa-ri đã gây ra nạn đói giả tạo để buộc Na-pô-lê-ông hoãn cuộc tấn công nước Nga
lại gần hai tháng và do đó phải tiến hành cuộc tấn công đó vào cuối năm.

Nếu giai cấp tư sản tự do chủ nghĩa, một lần nữa, vấp phải chủ nghĩa khủng bố có tính

cách mạng mà Na-pô-lê-ông là đại biểu thì nó lại vấp phải, một lần nữa, thế lực phản cách
mạng mà bọn Buốc-bông, chế độ Phục tích là đại biểu. Cuối cùng, năm 1830, giai cấp tư sản
tự do chủ nghĩa đã thực hiện được những nguyện vọng năm 1789 của mình, duy trì có điều
khác là sự khai
sáng chính trị của nó lúc ấy đã hoàn thành, nó không còn coi nhà nước đại nghị lập hiến là lý
tưởng của nhà nước và không còn nghĩ rằng giành được nhà nước đại nghị lập hiến ra sức
cứu vớt thế giới và đạt tới mục đích chung của toàn thể loài người nhưng trái lại, nó coi nhà
nước đó là biểu hiện chính thức của quyền lực độc quyền của mình và là sự xác nhận, về mặt
chính trị
, lợi ích riêng biệt của mình.

Lịch sử đời sống của cách mạng Pháp bắt đầu năm 1789 chưa kết thúc bằng cuộc cách

mạng 1830, khi mà một trong những yếu tố của cuộc cách mạng ấy - yếu tố này hiện nay có
thêm ý thức về ý nghĩa xã hội quan trọng của mình - đã giành được thắng lợi.

d- Cuộc chiến đấu có tính phê phán chống lại chủ nghĩa duy vật Pháp

"Trong thế kỷ XVIII, chủ nghĩa Xpi-nô-da chiếm địa vị thống trị trong học thuyết của những người kế thừa ông ở Pháp,

tức là những người đã coi vật chất là thực thể, cũng như trong tự nhiên thần luận, tức là thuyết đặt cho vật chất cái tên gọi

tinh thần... Phái Xpi-nô-da ở Pháp và tín đồ của tự nhiên thần luận chỉ là hai phái tranh cãi nhau về ý nghĩa chân chính của

hệ thống Xpi-nô-da... Số phận đơn thuần quyết định sự khai sáng này phải diệt vong - nó đã được hoà tan trong chủ nghĩa

lãng mạn sau khi đã buộc phải tuyên bố đầu hàng thế lực phản động bắt đầu từ thời kỳ phong trào Pháp".

Sự phê phán nói với chúng ta như thế đấy.

Bây giờ chúng ta hãy đối chiếu tóm tắt lịch sử có tính phê phán của chủ nghĩa duy vật

Pháp với lịch sử trần tục và có tính quần chúng của chủ nghĩa duy vật đó. Chúng ta sẽ phải
kính cẩn thừa nhận rằng có một vực thẳm giữa lịch sử đã diễn ra trong thực tế với lịch sử
diễn ra theo mệnh lệnh của "sự phê phán tuyệt đối", kẻ sáng tạo ra, trên mức độ như nhau, cả
cái cũ
lẫn cái mới. Sau hết, tuân theo chỉ thị của sự phê phán, chúng tôi sẽ coi ba vấn đề: "tại sao?"
"từ đâu đến?" và "đi đâu?" của lịch sử có tính phê phán là "những đối tượng của sự nghiên
cứu bền bỉ".

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.