C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 124

chất nhân dân" cổ đại và nêu lên cả những vị anh hùng của nó như: Li-cuốc-gơ, Đê-mô-xten,
Min-ti-át, A-ri-xti, Bru-tút lẫn bọn đồi bại như Ca-ti-li-na, Xê-da, Clô-đi-út, Pi-dông.

Trong báo cáo về việc bắt giam Đăng-tông (bản báo cáo mà sự phê phán đã dẫn ra) Xanh-

Giuy-xtơ nói rất rõ ràng rằng:

"Sau người La Mã, thế giới trở nên trống rỗng và chỉ có sự tưởng nhớ tới họ mới làm cho thế giới đầy nội dung và mới

lại tiên đoán được tự do".

Và theo phương thức cổ đại, ông ta buộc tội Đăng-tông là Ca-ti-li-na thứ hai.

Trong bản báo cáo khác (về chế độ cảnh sát phổ biến) của Xanh-Giuy-xtơ, người cộng hoà

được mô tả hoàn toàn theo tinh thần cổ đại nghĩa là cương nghị, khiêm tốn, giản dị, v.v.. Cơ
quan cảnh sát,
về bản chất, phải là một tổ chức tương ứng với Viện kiểm sát của La Mã. Ông
nêu tên tuổi những nhân vật như Cô-đrút, Li-cuốc-gơ, Xê-da, Ca-tô, Ca-ti-li-na, Bru-tút,
Ăng-toan, Ca-xi-út. Đến cuối, ông thâu tóm đặc trưng của "tự do, chính nghĩa và đạo đức"
mà ông yêu cầu, trong một câu duy nhất:

"Người cách mạng phải thành người La Mã".

Rô-be-xpi-e, Xanh-Giuy-xtơ và đảng của họ bị diệt vong vì họ lẫn lộn nước cộng hoà dân

chủ - thực tại cổ đại dựa trên chế độ nô lệ thực sự với nhà nước dân chủ đại nghị duy linh
hiện đại
dựa trên chế độ nô lệ đã được giải phóng, dựa trên xã hội tư sản. Buộc phải thừa
nhận và chuẩn y, về mặt hình thức nhân quyền, xã hội tư sản hiện đại, tức là xã hội công
nghiệp, xã hội tràn ngập cạnh tranh phổ biến, xã hội lấy việc tự do theo đuổi lợi ích riêng làm
mục đích, xã hội vô chính phủ, xã hội tràn đầy tính tự nhiên và tinh thần tự tha hoá - buộc
phải thừa nhận và chuẩn y tất cả những thứ đó, nhưng mặt khác sau đó lại muốn lấy những cá
nhân riêng biệt để xoá bỏ mọi biểu hiện sống của xã hội đó, đồng thời muốn phỏng theo hình
thức cổ đại để xây dựng đầu não
chính trị
của xã hội đó, như thế thì sai lầm to lớn biết nhường nào!

Sai lầm đó mang tính chất bi kịch khi Xanh-Giuy-xtơ, trong ngày bị hành hình, đã chỉ vào

tấm biển lớn ghi bản "Tuyên ngôn nhân quyền" treo trong phòng Công-xi-éc-giơ-ri mà nói
với một giọng tự hào rằng: "Nhưng chính ta đã sáng tạo ra cái này". Chính tấm biển đó đã
tuyên bố quyền của con người, mà con người này không thể là con người của nước cộng hoà
cổ đại cũng như những quan hệ kinh tế công nghiệp của anh ta không phải là quan hệ của
thời cổ đại.

Đây không phải là nơi biện hộ về mặt lịch sử cho sai lầm của những người theo chủ nghĩa

khủng bố.

"Sau sự sụp đổ của Rô-be-xpi-e, sự khai sáng về chính trị phong trào chính trị tiến nhanh tới chỗ trở thành miếng mồi

ngon cho

Na-pô-lê-ông là kẻ không bao lâu, sau ngày 18 tháng Sương mù, đã có thể nói rằng: "Với những quan cai trị địa

phương, với hiến binh và thầy tu của ta, với nước Pháp ta có thể làm tất cả những gì mà ta muốn".

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.