C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 123

rằng thế giới bên ngoài anh ta không phải là trống rỗng, mà trái lại thực sự là cái nhét đầy dạ
dày anh ta. Mỗi hoạt động của bản chất của anh ta, mỗi đặc tính của anh ta, mỗi bản năng
sinh hoạt của anh ta, đều trở thành một nhu cầu, thành một nhu cầu biến tính tự yêu mình của
anh ta thành sự yêu thích của anh ta đối với những vật khác và những người khác ở bên ngoài
anh ta. Nhưng vì nhu cầu của mỗi cá nhân riêng biệt không có một ý nghĩa hiển nhiên nào
đối với một cá nhân vị kỷ khác có tư liệu thoả mãn nhu cầu đó, nghĩa là không có quan hệ
trực tiếp nào đó với sự thoả mãn nhu cầu, nên mỗi cá nhân đều buộc phải xây dựng mối quan
hệ đó bằng cách là đến lượt mình lại làm kẻ môi giới giữa nhu cầu của người khác với đối
tượng của nhu cầu đó. Như vậy chính tính tất yếu tự nhiên, chính đặc tính của con người,
mặc dù chúng biểu hiện thành hình thức tha hoá như thế nào đi nữa, chính lợi ích là cái liên
kết các thành viên của xã hội thị dân lại với nhau. Mối liên hệ hiện thực giữa họ với nhau là
đời sống thị dân chứ không phải đời sống chính trị. Vậy thì cái liên kết các nguyên tử của xã
hội thị dân không phải là nhà nước mà chính là sự thực sau đây: chúng chỉ là nguyên tử trong
quan niệm, trong bầu trời của trí tưởng tượng của mình, còn trên thực tế, chúng là những
thực thể khác hẳn với nguyên tử, chúng không phải là những kẻ vị kỷ thần thánh mà là những
con người vị kỷ.
Ngày nay, chỉ có sự mê tín về chính trị mới còn cho rằng nhà nước phải củng
cố đời sống thị dân, trong khi thực ra thì trái lại, chính là đời sống thị dân củng cố nhà nước.

"Tư tưởng vĩ đại của Rô-bê-xpi-eXanh-Giuy-xtơ nhằm sáng tạo ra "nhân dân tự do" mà quy tắc sinh hoạt thì hoàn

toàn chỉ là chính nghĩa đạo đức - chẳng hạn xem báo cáo của Xanh-Giuy-xtơ về tội ác của Đăng-tông và một bản báo cáo

khác của ông về chế độ cảnh sát phổ biến - chỉ hoàn toàn nhờ khủng bố mới có thể tạm thời duy trì được; tư tưởng đó là một

mâu thuẫn mà những phần tử thấp hèn và ích kỷ trong bản chất nhân dân chống lại một cách sợ hãi và nham hiểm tới mức

độ đúng như người ta đã có thể dự tính".

Câu nói có tính phê phán tuyệt đối coi "nhân dân tự do" là một "mâu thuẫn" mà những

phần tử của "bản chất nhân dân" phải chống lại là một câu tuyệt đối rỗng tuếch đến mức
nào, điều đó người ta có thể thấy rõ ở chỗ là theo ý Rô-be-xpi-e và Xanh-Giuy-xtơ thì tự do,
chính nghĩa, đạo đức
trái lại chỉ có thể là những biểu hiện sinh hoạt của "nhân dân" và thuộc
tính của "bản chất nhân dân". Rô-be-xpi-e và Xanh-Giuy-xtơ nói một cách hết sức rõ ràng về
"tự do, chính nghĩa và đạo đức" cổ đại, vốn chỉ có ở "bản chất nhân dân". Ở thời kỳ cường
thịnh của họ, những người Xpác-tơ, những người A-ten, những người La Mã là "nhân dân tự
do, chính nghĩa và có đạo đức".

"Khi trình bày những nguyên tắc của đạo đức công cộng (trong phiên họp ngày 5 tháng Hai 1974, của Hội nghị Quốc

ước), Rô-be-xpi-e đặt câu hỏi: nguyên tắc cơ bản của chính phủ dân chủ hoặc nhân dân là gì ? Là đạo đức. Tôi nói đây là

đạo đức công cộng, đạo đức đã lập ra những kỳ tích vĩ đại ở Hy Lạp và La mã và sẽ lập ra ở nước Pháp cộng hoà những kỳ

tích khiến người ta phải kinh ngạc hơn. Đạo đức mà chúng tôi nói chẳng phải gì khác hơn là lòng yêu tổ quốc và luật pháp

của tổ quốc".

Tiếp đó, ông đặc biệt gọi người A-tenngười Xpác-tơ là "nhân dân tự do". Ông thường

xuyên nhắc người nghe hồi tưởng lại "bản

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.