của nó lại bị một dúm nhỏ xíu quần chúng cuối cùng còn sót lại quấn lấy nên không nhúc
nhích được nữa.
c- Cuộc chiến đấu có tính phê phán chống lại cách
mạng Pháp
Tính hạn chế của quần chúng đã buộc "tinh thần", sự phê phán và ông Bau-ơ coi cách
mạng Pháp không phải là thời đại thí nghiệm cách mạng của người Pháp theo "ý nghĩa văn
xuôi", mà "chỉ" là "sự tượng trưng và biểu hiện hư ảo" của những ảo tưởng phê phán của
chính ông ta. Hối hận về "sự thất sách" của mình, sự phê phán lại tiến hành một cuộc nghiên
cứu mới về cách mạng. Đồng thời nó còn trừng phạt kẻ quyến rũ sự ngây thơ của nó, tức
"quần chúng", bằng cách thông báo những kết quả cuối cùng của "cuộc nghiên cứu mới" đó.
"Cách mạng Pháp là một cuộc thí nghiệm còn hoàn toàn thuộc về thế kỷ XVIII".
Một cuộc thí nghiệm của thế kỷ XVIII, như cách mạng Pháp, còn hoàn toàn là một cuộc
thí nghiệm của thế kỷ XVIII chứ không phải là của thế kỷ XIX, đây là một chân lý niên đại
học dường như "còn hoàn toàn" thuộc vào loại chân lý "chẳng nói cũng dễ hiểu ngay từ đầu".
Nhưng trong ngôn ngữ của sự phê phán có thành kiến nặng đối với chân lý "sáng như ban
ngày", loại chân lý niên đại học ấy được gọi là "sự nghiên cứu" và tự nhiên là có địa vị của
nó trong "sự nghiên cứu mới về cách mạng".
"Nhưng những tư tưởng mà cách mạng Pháp làm nảy nở, không vượt ra ngoài cái trật tự mà nó muốn lật đổ bằng bạo
lực".
Xưa nay, tư tưởng không thể đưa người ta vượt ra ngoài trật tự thế giới cũ được; trong bất
cứ tình huống nào, tư tưởng cũng chỉ có thể đưa người ta vượt ra ngoài phạm vi tư tưởng của
trật tự thế giới cũ mà thôi. Thật vậy, tư tưởng căn bản không thể thực hiện được cái gì hết.
Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn. Như vậy,
theo đúng nghĩa từng chữ thì luận điểm có tính phê phán trên đây lại cũng là một chân lý tự
nó đã dễ hiểu, tức lại là một "sự nghiên cứu".
Không hề bị sự nghiên cứu đó đụng chạm đến, cách mạng Pháp đã làm nảy nở những tư
tưởng vượt ra ngoài phạm vi tư tưởng của toàn bộ trật tự thế giới cũ. Phong trào cách mạng
bắt đầu năm 1789 ở Cercle social
51
, giữa đường đã có những đại biểu chính là Lơ-cléc và Ru,
cuối cùng tạm thời thất bại với âm mưu của Ba-bớp, - phong trào đó, đã làm nảy nở tư tưởng
cộng sản mà Bu-ô-na-rô-ti, bạn của Ba-bớp đã lại đề xướng lên ở Pháp sau cách mạng 1830.
Tư tưởng này qua nghiên cứu triệt để trở thành tư tưởng của trật tự thế giới mới.
"Sau khi cách mạng do đó" (!) "đã xoá bỏ những bức tường phong kiến bên trong sinh hoạt của nhân dân, nó buộc phải
thoả mãn, thậm chí nhen lên chủ nghĩa vị kỷ thuần khiết của dân tộc, mặt khác nó buộc phải kìm hãm chủ nghĩa vị kỷ ấy
bằng cái bổ sung tất yếu của nó, bằng sự thừa nhận một vật tồn tại tối cao, bằng sự xác nhận với mức tối đa một trật tự nhà
nước phổ biến, một trật tự nhà nước phải liên kết các nguyên tử vị kỷ riêng lẻ với nhau".
Chủ nghĩa vị kỷ của dân tộc là chủ nghĩa vị kỷ tự phát của trật tự nhà nước phổ biến, đối
lập với chủ nghĩa vị kỷ của đẳng cấp phong kiến. Vật tồn tại tối cao là sự xác nhận với mức