tính không triệt để cũng bị lu mờ đi vì có kèm theo lời thanh minh là tính không triệt để đó
chỉ nói về những luận điểm được giải thích không đúng, cá biệt mà thôi. Do đó, lỗi không
phải là tại ông Bau-ơ, mà tại những luận điểm không đúng, chúng giống như con ngựa bất
kham kéo tuột cả sự phê phán theo.
Vài ba đoạn trích dẫn dưới đây sẽ nói lên rằng sau khi đoạn tuyệt với chủ nghĩa xpi-nô-da,
sự phê phán lại đứng trên quan điểm chủ nghĩa duy tâm của Hê-ghen, rằng từ "thực thể", nó
chuyển sang con quái vật siêu hình khác - sang "chủ thể", sang "thực thể coi như quá trình",
sang "tự ý thức vô hạn", rằng kết quả cuối cùng của sự phê phán "hoàn thiện" và "thuần
khiết" là sự khôi phục lại thuyết sáng thế của đạo Cơ Đốc dưới hình thức tư biện của Hê-
ghen.
Trước hết, chúng ta hãy giở xem "Sự phê phán những tác giả phúc âm giống nhau":
"Stơ-rau-xơ vẫn trung thành với quan điểm coi thực thể là cái tuyệt đối. Truyền thống tôn giáo dưới hình thức tính phổ
biến ấy, tức là dưới hình thức tính phổ biến chưa đạt đến tính quy định hiện thực và lý tính - một tính quy định chỉ có thể đạt
được trong tự ý thức, trong tính đơn nhất và tính vô hạn của tự ý thức - chẳng
phải là cái gì khác mà thực thể đã thoát khỏi tính giản đơn lô-gích của mình và mang hình thức tồn tại xác định dưới dạng
lực lượng của công xã" ("Sự phê phán những tác giả phúc âm giống nhau". Lời nói đầu, quyển I, tr.VI-VII).
Hiện giờ, chúng ta không quan tâm đến "tính phổ biến đạt đến tính quy định", " tính đơn
nhất và tính vô hạn", (Khái niệm của Hê-ghen). - Đáng lẽ phải nói rằng biểu hiện trừu tượng
của quan điểm xuyên suốt lý luận của Stơ-rau-xơ về "lực lượng công xã" và "truyền thuyết",
văn tự hình tượng lô-gích siêu hình của quan điểm đó là quan niệm của Xpi-nô-da về thực
thể, thì ông Bau-ơ lại buộc "thực thể thoát khỏi tính giản đơn lô-gích của mình và mang hình
thức tồn tại xác định dưới dạng lực lượng của công xã". Ông ta dùng bộ máy ảo thuật của
Hê-ghen để buộc "những phạm trù siêu hình học", tức những khái niệm trừu tượng rút ra từ
hiện thực, phải thoát khỏi lô-gích, ở đấy chúng hoà tan vào nhân tố "giản đơn" của tư tưởng
và mang "hình thức xác định" của tồn tại tự nhiên hoặc tồn tại của con người, nghĩa là buộc
chúng phải thể hiện ra. Hin-rích, hãy giúp một tay!
Sự phê phán tiếp tục bác bỏ Stơ-rau-xơ:
"Quan điểm đó sở dĩ thần bí là vì mỗi khi nó muốn giải thích và miêu tả rõ ràng nguồn gốc của lịch sử phúc âm thì nó chỉ
có thể đưa ra giả tưởng của một quá trình nào đó. Quan điểm cho rằng "nguồn gốc và khởi nguyên của lịch sử phúc âm là
truyền thuyết" đã khẳng định một lần nữa cùng một cái - "truyền thuyết" và "lịch sử phúc âm"; đúng là ở đây cũng đã nêu rõ
quan hệ giữa chúng với nhau, nhưng điều đó không nói rõ với chúng ta rằng sự phát triển và sự giải thích lịch sử phúc âm
bắt nguồn từ quá trình bên trong nào của thực thể".
Theo Hê-ghen thì nên hiểu thực thể là quá trình bên trong. Xuất phát từ quan điểm thực
thể, ông giải thích sự phát triển như sau:
"Nếu quan sát kỹ, sẽ thấy rằng sự phát triển đó xảy ra không phải vì cùng một cái có những hình thức khác nhau, -
không, sự phát triển đó chẳng qua chỉ là sự lặp lại không có hình thức rõ rệt cùng một cái, cái này chỉ... bao hàm trong nó có
cái giả tượng buồn tẻ của sự khác nhau" ("Hiện tượng học", lời tựa, tr.12).