C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 139

Hin-rích, hãy giúp một tay !

Ông Bau-ơ nói tiếp:

"Do đó, sự phê phán phải quay về chống lại bản thân mình và tìm lời giải đáp cho tính thực thể thần bí... ở nơi mà sự

phát triển của bản thân thực thể đẩy chúng ta tới, mà sự phát triển đó dẫn tới tính phổ biến và tính quy định của ý niệm và

tới sự tồn tại hiện thực của ý niệm, tới tự ý thức vô hạn".

Sự phê phán của Hê-ghen đối với quan điểm về tính thực thể nói tiếp:

"Tính đóng kín của thực thể thì cần phải tiêu diệt và thực thể thì cần phải nâng lên thành tự ý thức" ("Hiện tượng học", tr.

7).

Cũng vậy, tự ý thức của Bau-ơ cũng là thực thể được nâng lên thành tự ý thức hoặc là tự ý

thức coi là thực thể; như vậy, tự ý thức từ chỗ là thuộc tính của người biến thành chủ thể độc
lập.
Đấy là một bức biếm hoạ thần học - siêu hình chế nhạo con người tách rời tự nhiên. Vì
vậy, bản chất của tự ý thức đó không phải là con người, mà là ý niệm, mà tồn tại hiện thực
của ý niệm cũng là tự ý thức. Tự ý thức là ý niệm đã hoá thành người cho nên nó là vô hạn.
Mọi thuộc tính của người biến một cách thần bí như vậy thành thuộc tính của "tự ý thức vô
hạn"
tưởng tượng. Chính vì vậy mà ông Bau-ơ mới nói hết sức rõ ràng về cái "tự ý thức vô
hạn" đó, cho rằng nguồn gốc của mọi sự vậtsự giải thích mọi sự vật là ở tự ý thức vô hạn
tức là căn cứ cho sự tồn tại của nó là tự ý thức vô hạn. Hin-rích, hãy giúp một tay!

Ông Bau-ơ nói tiếp:

"Lực lượng của quan hệ thực thể là ở nguyện vọng của nó muốn đưa chúng ta đến khái niệm, ý niệm và tự ý thức".

Hê-ghen nói:

"Như vậy, khái niệmchân lý của thực thể". "Sự di chuyển khỏi quan hệ thực thể là do tính tất nhiên nội tại vốn có ở

bản thân nó gây ra và chỉ nói lên rằng khái niệm là chân lý của thực thể". "Ý niệm là khái niệm tương đồng". "Khái niệm...

đạt tới sự tồn tại tự do... không phải là cái gì khác mà là cái tôi hoặc tự ý thức

thuần tuý" ("Lô-gích học", Hê-ghen, toàn tập, in lần thứ hai

67

, quyển V, tr. 69. 229. 13).

Hin-rích, hãy giúp một tay!

Điều nực cười là ông Bau-ơ còn viết trên ""Literatur-Zeitung" của mình rằng:

"Stơ-rau-xơ chưa thể hoàn thành việc phê phán hệ thống Hê-ghen, mặc dù với sự phê phán không triệt để của ông, ông

cũng đã chứng minh sự cần thiết hoàn thành sự phê phán ấy", v.v..

Trong "Sự phê phán những tác giả phúc âm giống nhau", bản thân ông Bau-ơ không hề có

ý định tiến hành sự phê phán hoàn thiện đối với hệ thống Hê-ghen, mà nhiều lắm chỉ có ý
định hoàn thành hệ thống của Hê-ghen, - ít ra là về mặt ứng dụng hệ thống Hê-ghen vào thần
học.

Ông ta gọi sự phê phán của mình (Lời nói đầu của "Sự phê phán những tác giả phúc âm

giống nhau", tr . 21) là "công trạng cuối cùng của hệ thống xác định" mà hệ thống này chính
cũng là hệ thống của Hê-ghen.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.