Cuộc tranh luận giữa Stơ-rau-xơ và Bau-ơ về thực thể và tự ý thức chỉ là cuộc tranh luận
trong khuôn khổ tư biện của Hê-ghen. Trong hệ thống của Hê-ghen có 3 yếu tố là thực thể
của Xpi-nô-da, tự ý thức của Phi-stơ và sự thống nhất mâu thuẫn tất nhiên của hai nhân tố
trên ở Hê-ghen - tức tinh thần tuyệt đối. Yếu tố thứ nhất là tự nhiên đã cải trang một cách
siêu hình và thoát ly con người; yếu tố thứ hai là tinh thần đã cải trang một cách siêu hình và
thoát ly tự nhiên; yếu tố thứ ba là sự thống nhất của hai yếu tố trên đã cải trang một cách siêu
hình, tức con người hiện thực và loài người hiện thực.
Cả Stơ-rau-xơ lẫn Bau-ơ đều ứng dụng một cách hoàn toàn triệt để hệ thống Hê-ghen vào
thần học, Stơ-rau-xơ lấy học thuyết của Xpi-nô-da làm điểm xuất phát, Bau-ơ lấy học thuyết
Phi-stơ làm điểm xuất phát. Cả hai đều phê phán Hê-ghen vì ở Hê-ghen yếu
tố nọ xâm nhập vào yếu tố kia thành thứ bị bóp méo đi, còn họ thì làm cho mỗi yếu tố đó
phát triển phiến diện do đó triệt để. Vì vậy, trong sự phê phán của mình, cả hai đều vượt ra
ngoài khuôn khổ triết học Hê-ghen nhưng đồng thời lại tiếp tục dừng lại trong khuôn khổ tư
biện của Hê-ghen, và mỗi người trong họ chỉ đại biểu cho một mặt của hệ thống Hê-ghen.
Chỉ có Phoi-ơ-bắc mới đi từ quan điểm của Hê-ghen để hoàn thành và phê phán Hê-ghen.
Quy tinh thần tuyệt đối siêu hình thành "con người hiện thực trên cơ sở của tự nhiên", Phoi-
ơ-bắc đã hoàn thành việc phê phán tôn giáo, đồng thời đã vạch ra một cách tài tình những nét
cơ bản của việc phê phán tư biện của Hê-ghen và do đó mọi thuyết siêu hình nói chung.
Ở Bau-ơ thì đọc nguyên văn sách phúc âm cho tác giả sách phúc âm ghi chép nữa không
phải là tinh thần thiêng liêng mà là tự ý thức vô hạn:
"Chúng ta không cần giấu giếm rằng sự hiểu biết đúng đắn về lịch sử phúc âm cũng có cơ sở triết học của nó, và cơ sở
triết học đó chính là triết học tự ý thức" (Bru-nô Bau-ơ, Lời nói đầu của "Sự phê phán những tác giả phúc âm giống nhau".
tr. XV).
Muốn nói rõ đặc điểm của triết học tự ý thức ấy của Bau-ơ cũng như của những kết quả
mà ông ta đạt được trong khi phê phán thần học, thì phải trích dẫn mấy đoạn trong tác phẩm
cuối cùng của ông ta về triết học tôn giáo, tức là cuốn "Đạo Cơ Đốc bị vạch trần".
Khi bàn về những nhà duy vật Pháp, sách đó viết:
"Khi chân lý của chủ nghĩa duy vật, triết học tự ý thức, đã được phát hiện và tự ý thức được coi là Tất cả, là sự giải đáp
cái câu đố về thực thể của Xpi-nô-da và là causa sui
1*
chân chính... thì hà tất phải cần đến tinh thần ? Hà tất phải cần đến
Tự ý thức? Làm như thể là tự ý thức khi thừa nhận thế giới, đã không thừa nhận sự
khác nhau và đã không sáng tạo ra bản thân nó trong cái mà nó sáng tạo ra vì nó thủ tiêu sự khác nhau của vật nó sáng tạo
ra với bản thân nó và vì do đó nó chỉ là bản thân nó trong sự sáng tạo và trong sự vận động, - làm như thể là tự ý thức ấy,
trong sự vận động này - sự vận động này chính là bản thân nó không có mục đích của nó và không tự nắm được mình !"
("Đạo Cơ Đốc bị vạch trần", tr.113).
"Đúng là các nhà duy vật Pháp đã coi sự vận động của tự ý thức là sự vận động của bản chất phổ biến tức vật chất; nhưng
họ còn chưa thể thấy rằng chỉ với tư cách là sự vận động của tự ý thức, sự vận động của vũ trụ mới thực sự trở thành sự vận
động vì nó, do đó đạt tới sự thống nhất với bản thân nó, như là sự vận động của ý thức" (sách đã dẫn, tr. 114-115).