C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 142

Về thuyết sáng thế đó của Hê-ghen, Phoi-ơ-bắc nhận xét:

"Vật chất là sự tự tha hoá của tinh thần. Cho nên bản thân vật chất có được tinh thần và lý tính, nhưng đồng thời nó lại bị

coi là bản chất không thực tại, không chân thực, vì chỉ có bản chất sống lại từ sự tha hoá đó, tức bản chất đã thoát khỏi vật

chất, khỏi cảm tính, mới được hiểu là bản chất hoàn thiện, đạt tới hình thức chân chính của nó. Do đó, ở đây thế giới tự

nhiên, vật chất và cảm tính đã bị phủ định giống như tự nhiên do tội tổ tông làm bại hoại đã bị phủ định trong thần học vậy"

("Triết học tương lai", tr. 35).

Như vậy, ông Bau-ơ biện hộ cho chủ nghĩa duy vật chống lại thần học không phê phán,

đồng thời chỉ trích nó về chỗ "còn chưa thành ra" thần học phê phán, thần học của lý trí, tư
biện của Hê-ghen. Hin-rích! Hin-rích!

Vì ông Bau-ơ đã quán triệt sự đối lập giữa bản thân và thực thể, quán triệt triết học tự ý

thức hoặc triết học tinh thần của mình vào trong mọi lĩnh vực cho nên trong mọi lĩnh vực ông
phải có quan hệ chỉ với ảo ảnh của sự tưởng tượng của bản thân mình. Trong tay ông ta, sự
phê phán là thứ vũ khí dùng để biến tất cả những cái còn tự coi là tồn tại vật chất có hạn
bên ngoài tự ý thức vô hạn
thành bề ngoài đơn thuần và tư tưởng thuần tuý. Cái mà ông ta
bác bỏ trong thực thể không phải là ảo giác siêu hình mà là hạt nhân trần tục của nó, tức giới
tự nhiên
; ông ta công kích giới tự nhiên tồn tại bên ngoài con người, và công kích bản tính tự
nhiên của bản thân con người. Trong lĩnh vực nào, cũng không giả định có thực thể - ông ta
vẫn cứ dùng cách nói như vậy -, điều đó có nghĩa là không thừa nhận sự tồn tại nào khác với
tư duy, năng lượng tự nhiên nào khác với tính tự phát của tinh thần, lực lượng bản chất có
tính người
nào khác với lý trí, sự đau khổ nào khác với hoạt động, ảnh hưởng nào của người
khác đối với chúng ta
khác với hành động của bản thân, cảm giác ham muốn nào khác với
trí thức, trái tim nào khác với đầu óc, khách thể nào khác với chủ thể, thực tiễn nào khác với
lý luận, người nào khác với nhà phê phán, tính chung hiện thực nào khác với tính phổ biến
trừu tượng,
cái anh nào khác cái tôi. Cho nên nếu ông Bau-ơ đi đến chỗ đem nhập cục bản
thân ông
với tự ý thức vô hạn, với tinh thần, tức thay thế vật được sáng tạo ra bằng chính
người sáng tạo ra vật ấy thì điều đó cũng hoàn toàn hợp lô-gích. Cũng vậy, nếu ông ta gạt bỏ
toàn bộ thế giới còn lại -

thế giới này ngoan cố cho rằng mình là một cái gì khác với vật do chính ông Bau-ơ sáng tạo
ra - coi là quần chúng cố chấp vật chất, thì điều đó cũng là hợp với lô-gích. Và ông ta hy
vọng:

"Không bao lâu nữa,

Giới vật thể sẽ vĩnh viễn đạt đến bước

đường cùng"

68

Ông ta biến một cách cũng lô-gích như thế sự bất mãn của bản thân ông ta, - sự bất mãn về

chỗ cho tới nay ông ta vẫn chưa thể chinh phục được "cái thế giới ngu xuẩn", - thành sự bất
mãn của thế giới đối với bản thân nó
và biến sự phẫn nộ của sự phê phán có tính phê phán

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.