C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 141

Hin-rích, hãy giúp một tay!

Theo cách nói thông thường, đoạn thứ nhất có nghĩa là: chân lý của chủ nghĩa duy vật là

mặt đối lập của chủ nghĩa duy vật, tức chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối, nghĩa là tối cao vô
thượng, không có gì kìm hãm nổi. Tự ý thức, tinh thần là Tất cả. Ngoài nó ra, chẳng có cái
gì hết.
"Tự ý thức", "tinh thần" là đấng sáng tạo vạn năng ra thế giới, trời và đất. Thế giới
biểu hiện sự sống của tự ý thức buộc phải tự tha hoá và mang hình thức nô lệ; nhưng sự khác
nhau giữa thế giới và tự ý thức chỉ là sự khác nhau bề ngoài. Tự ý thức không phân biệt nó
với sự vật hiện thực nào cả. Thế giới chẳng qua chỉ là sự khác nhau siêu hình mà tự ý thức
tạo ra, là ảo ảnh của đầu óc ê-te của nó và là kết quả của sự tưởng tượng của nó. Vì vậy tự ý
thức lại xoá bỏ cái bề ngoài của sự tồn tại của một sự vật nào đó bên ngoài nó mà trong nhất
thời nó đã đồng ý để cho tồn tại, và nó không thừa nhận "vật sáng tạo" của bản thân nó là vật
thực tại, nghĩa là vật thực tế khác với tự ý thức. Thông qua sự vận động đó, tự ý thức lần đầu
tiên cũng sản sinh ra mình như là cái tuyệt đối, vì rằng nhà duy tâm tuyệt đối muốn thành nhà
duy tâm tuyệt đối thì phải thường xuyên hoàn thành quá trình nguỵ biện đó: anh ta bắt đầu từ
chỗ biến thế giới bên ngoài anh ta thành ảo giác, thành một ý thích thất thường của đầu óc
mình, rồi tuyên bố rằng ảo ảnh đó là ảo ảnh thực sự, là ảo tưởng thuần tuý. Và tất cả những
cái ấy được tiến hành là để
cuối cùng tuyên bố rằng nó là sự tồn tại duy nhất, tối cao vô thượng, hiện không bị ngay cả
bề ngoài của thế giới bên ngoài hạn chế.

Theo cách nói thông thường, đoạn thứ hai có nghĩa là: đúng là các nhà duy vật Pháp coi

vận động của vật chất là vận động đã tinh thần hoá, nhưng họ còn chưa thể thấy được rằng
đây không phải là vận động vật chất mà là vận động quan niệm, là vận động của tự ý thức,
tức vận động của tư tưởng thuần tuý. Họ còn chưa thể thấy được rằng vận động hiện thực của
vũ trụ chỉ trở thành thực sự và hiện thực khi nó là vận động quan niệm của tự ý thức, độc lập
với vật chất và thoát ly vật chất, tức độc lập với hiện thực và thoát ly hiện thực, nói cách
khác, vận động vật chất, - khác với vận động quan niệm và vận động tư tưởng -, chỉ tồn tại
với tính cách là cái bề ngoài. Hin-rích, hãy giúp một tay!

Có thể tìm thấy thuyết sáng thế tư biện đó hầu như đúng nguyên văn trong tác phẩm của

Hê-ghen. Trong tác phẩm đầu tiên của ông là "Hiện tượng học", chúng ta đã có thể thấy thứ
lý luận đó:

"Sự tha hoá của tự ý thức là cái sinh ra tính vật thể... Trong sự tha hoá ấy, tự ý thức giả định mình là vật thể hoặc giả định

vật thể là chính mình. Mặt khác, quá trình đó đồng thời còn bao gồm một nhân tố khác, tức là tự ý thức đồng thời lại tước bỏ

sự tha hoá tính vật thể đó của mình và thu hút chúng trở về với bản thân... Đấy là vận động của ý thức" (Hê-ghen, "Hiện

tượng học", tr.574 - 575).

"Tự ý thức có nội dung khác với bản thân nó... Trong sự khác nhau của bản thân nó, nội dung này là cái tôi, vì nó là sự

vận động của sự tự gạt bỏ... Định nghĩa chính xác hơn thì nội dung này chẳng qua chỉ là bản thân quá trình của sự vận động

vừa nói trên. Vì nó là tinh thần tự mình hoàn thành và lấy tư cách tinh thần mà hoàn thành vì mình, quá trình nội tại của bản

thân" (sách đã dẫn, tr. 582 - 583).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.