C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 342

động ở ngoài trời, thì không một ai lấy làm lạ khi những thày thuốc hầu như nhất trí khẳng
định trong bản báo cáo về công xưởng rằng họ nhận thấy sức đề kháng của cơ thể của công
nhân công xưởng đối với các bệnh tật, thì đặc biệt kém, nói chung sức sống của họ giảm sút,
toàn bộ trí lực và thể lực của họ suy yếu không ngừng. Trước tiên chúng ta hãy nghe Ba-ri
nói:

"Lao động công xưởng đối với công nhân có những ảnh hưởng bất lợi như sau:

1) nhất thiết phải làm cho hoạt động thể lực và tinh thần của mình thích nghi vô điều kiện với vận động của máy được phát

động bởi một lực đều đều và không ngừng; 2) phải đứng suốt trong những khoảng thời gian dài quá mức độ và nối tiếp nhau

quá nhanh; 3) bị mất ngủ (do thời gian lao động kéo dài, do chân đau và toàn thân khó chịu). Còn phải thêm vào đó ảnh

hưởng của chỗ làm việc thấp, chật hẹp, bụi bặm hoặc ẩm ướt, không khí bẩn thỉu, oi bức, mồ hôi ra không ngớt. Vì vậy nhất

là những trẻ em nam, trừ một số ít, đều mất đi rất nhanh vẻ mặt hồng hào tươi tắn của tuổi thơ, mà trở thành xanh xao và gầy

gò hơn những đứa con trai khác. Ngay đến chú thợ học việc của một người thợ dệt thủ công, chân không, đứng trên nền đất

của gian xưởng trông cũng còn xinh hơn chúng, vì nó thỉnh thoảng còn được ra ngoài đi lại ở chỗ thoáng khí. Nhưng đứa trẻ

làm việc ở công xưởng thì không có một phút nào rỗi rãi; trừ lúc ăn uống, và chỉ có lúc ăn trưa thì mới được ra ngoài thoáng

khí. Tất cả nam công nhân kéo sợi thành niên đều xanh xao, gầy gò, mắc chứng tiêu hoá xấu và khẩu vị thất thường; tất cả

họ làm việc ở công xưởng từ nhỏ, và trong bọn họ rất ít hoặc hoàn toàn không có người nào vạm vỡ, cho nên hoàn toàn có

thể kết luận rằng nghề nghiệp của họ rất có hại cho sự phát triển của cơ thể nam giới. Phụ nữ chịu đựng loại lao động ấy dễ

dàng hơn" (điều đó hoàn toàn tự nhiên, nhưng dưới đây chúng ta sẽ thấy, họ cũng có những bệnh nghề nghiệp của họ). (Ngài

Đ. Ba-ri, Báo cáo chung).

Pau-ơ cũng viết giống như thế:

"Tôi có thể nói dứt khoát rằng chế độ công xưởng ở Brát-phoóc đã tạo nên nhiều người tàn tật... và ảnh hưởng của lao

động kéo dài quá lâu đối với cơ thể, không phải chỉ biểu hiện ở những tàn tật rõ rệt, nó còn biểu hiện một cách phổ biến hơn

ở chỗ chậm lớn, bắp thịt mềm nhẽo, thể cách suy nhược" (Pau-ơ, Báo cáo, tr. 74).

Ph. Sác-pơ, nhà phẫu thuật

132

1)

ở Lít-xơ, đã dẫn ở trên, viết:

"Khi tôi từ Xcác-bô-rô tới Lít-xơ, tôi thấy ngay là trẻ con ở đây nói chung, xanh xao hơn nhiều, và gân thịt ít phát triển

hơn nhiều so với trẻ con ở Xcác-bô-rô và những khu lân cận. Tôi còn thấy nhiều đứa quá thấp bé so với lứa tuổi của chúng...

Tôi đã chẩn đoán vô số trường hợp bệnh tràng nhạc, bệnh phổi, bệnh dạ dày và ruột; là một thày thuốc, tôi không chút hoài

nghi rằng những bệnh ấy là do làm việc ở công xưởng gây nên. Tôi cho rằng lao động kéo quá dài làm suy yếu năng lực

thần kinh của cơ thể và tạo nên miếng đất tốt cho nhiều bệnh tật. Nếu không có lực lượng mới từ nông thôn không ngừng đổ

về thì chẳng bao lâu nữa giống công nhân công xưởng này đã hoàn toàn thoái hoá".

Bu-mơn, nhà phẫu thuật ở Brát-phoóc, cũng nói lên ý kiến như vậy:

"Theo tôi thì chế độ lao động, thực hành ở các công xưởng ở đây làm cho cơ thể suy nhược đặc biệt, khiến trẻ con hết

sức dễ mắc bệnh truyền nhiễm và những bệnh tật khác... Tôi kiên quyết cho rằng thiếu những quy định cần thiết về không

khí và sạch sẽ ở các công xưởng, là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến những bệnh tật mà tôi thường gặp trong

khi làm nghề thày thuốc dễ phát sinh hoặc dễ mắc phải".

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.