trạng của 46 nam thanh niên lứa tuổi mười bảy cùng học tại một trường ngày chủ nhật, trong
số ấy, 26 người làm việc ở công xưởng bình quân nặng 104,5 pao, còn 20 người khác cũng
thuộc giai cấp công nhân, nhưng không làm việc ở công xưởng thì bình quân nặng I17,7 pao.
Chính một trong những chủ xưởng lớn nhất ở Man-se-xtơ, một tay cổ vũ các chủ xưởng
chống lại công nhân, tên là Rô-bớt Hai-đơ Grếch, nếu tôi không nhầm, có một lần đã nói
rằng nếu tình hình cứ tiếp tục như thế thì những công nhân công xưởng Lan-kê-sia chẳng bao
lâu nữa sẽ biến thành một chủng tộc người lùn
1)
. Một sĩ quan phụ trách tuyển mộ tân binh
(Tớp-nen, tr.59) nói rằng công nhân công xưởng rất ít thích hợp với binh dịch, họ gầy và yếu,
thường bị các thày thuốc khước từ. Ở Man-se-xtơ ông ta khó kiếm được một người cao 5
phút 8 in-sơ, đại đa số chỉ cao 5 phút 6 - 7 in-sơ, trong khi đó ở các khu nông nghiệp thì đại
đa số tân binh đều cao 5 phút 8 in-sơ (thước Anh hơi ngắn hơn thước Phổ, đại khái cứ 5 phút
thì ngắn mất 2 in-sơ.
Do ảnh hưởng của tất cả những điều kiện ấy, những nam công nhân mòn mỏi đi rất nhanh.
Đại đa số đến 40 tuổi đã không làm việc được, chỉ có một số ít có thể kiên trì được đến 45
tuổi, rất ít người có thể kiên trì được đến 50 tuổi. Nguyên nhân mất khả năng lao động không
những do toàn thân suy nhược, mà còn do suy yếu thị lực nữa, đấy là hậu quả của sự làm việc
ở máy mun, ở đó, người công nhân phải luôn luôn chăm chú nhìn một hàng dài những sợi
nhỏ song song, do đó cặp mắt lúc nào cũng phải rất căng thẳng. Trong số 1 600 công nhân
làm việc trong mấy công xưởng ở Hác-pơ và La-nác-cơ chỉ có 10 người là vượt quá 45 tuổi;
trong số 22 094 công nhân làm việc trong công xưởng ở Xtốc-poóc và Man-se-xtơ, chỉ có
143 người vượt quá 45 tuổi. Trong số 143 người ấy thì 16 người được ở lại công xưởng là do
ơn huệ đặc biệt, trong đó có một người chỉ làm công việc của trẻ con. Trong một danh sách
gồm 131 thợ kéo sợi nam, chỉ có 7 người quá 45 tuổi, thế mà cả 131 người ấy đi xin việc với
chủ xưởng nào cũng đều bị từ chối vì "quá lớn tuổi". Trong số 50 người thợ kéo sợi bị loại ra
ở Bôn-tơn, chỉ có 2 người quá 50 tuổi, còn thì bình quân chưa quá 40 tuổi, thế mà họ đều thất
nghiệp vì tuổi quá cao ! Trong một bức thư gửi cho huân tước Ê-sli, bản thân một chủ xưởng
lớn tên là A-su-ước-tơ đã thừa nhận rằng những người thợ kéo sợi hễ gần 40 tuổi là không
thể nào kéo được sợi theo số lượng quy định, cho nên "có khi" đã bị đuổi; hắn gọi những
công nhân 40 tuổi là "những người già"
1)
. Trong bản báo cáo năm 1833, uỷ viên của tiểu
ban là Ma-kin-tô-sơ nói:
"Mặc dù tôi đã biết trẻ con làm việc trong những điều kiện thế nào, và do đó trên tư tưởng đã có sự chuẩn bị nhất định,
nhưng tôi vẫn khó tin số tuổi mà bản thân những công nhân tương đối già nua ấy nói ra, vì họ già sớm quá".
Nhà phẫu thuật Xmen-li ở Gla-xgô, chuyên khám bệnh cho công nhân công xưởng, cũng
nói rằng đối với công nhân thì 40 tuổi đã là tuổi già (old age) (Stu-ác, Văn kiện, tr.101). Ta
thấy những bằng chứng tương tự ở Tớp-nen, Văn kiện, tr. 3, 9, 15 và ở Hô-kin-xơ, Báo cáo,
tr.4, Văn kiện, tr. 14, v.v.. Ở Man-se-xtơ hiện tượng già sớm ấy của công nhân rất phổ biến,
hầu như tất cả mọi người đàn ông bốn mươi tuổi đều già hơn tuổi thực từ mười đến mười lăm