Bác sĩ Cây cũng đưa ra những dẫn chứng như thế:
"1) Tôi đã có dịp quan sát những ảnh hưởng của chế độ công xưởng đối với sức khoẻ của trẻ con trong những trường hợp
tốt nhất" (tại công xưởng Vu-đơ ở Brát-phoóc; là công xưởng thiết bị tốt nhất của thành phố này, ở đây bác sĩ Cây làm thày
thuốc của công xưởng); "2) dù ở trong những điều kiện tốt như vậy, nhưng ảnh hưởng ấy vẫn không thể hoài nghi được, và
nó đã mang lại tác hại lớn; 3) suốt năm 1842, tôi đã chữa bệnh cho ba phần năm trẻ con làm việc trong công xưởng Vu-đơ;
4) hậu quả tai hại nhất của chế độ ấy biểu hiện ở chỗ nhiều người suy nhược, hay ốm đau hơn là ở chỗ nhiều người tàn tật;
5) tất cả những cái ấy đã được cải thiện nhiều từ khi ngày lao động của trẻ con ở công xưởng Vu-đơ rút xuống mười giờ".
Bản thân uỷ viên tiểu ban, bác sĩ Lao-đơn, người đã dẫn ra những lời chứng ấy cũng nói
như sau:
"Tôi đã chứng minh khá rõ rệt rằng trẻ con bị bắt buộc lao động kéo dài một cách phi lý và tàn khốc, và cả đến người lớn
cũng phải làm một khối lượng công việc mà sức lực con người chưa chắc đã làm nổi. Kết quả là nhiều người chết non, nhiều
người mang tật suốt đời, và nói theo quan điểm sinh lý học, thì người ta có thừa căn cứ để lo ngại cho tương lai của những
thế hệ do những người sống sót ấy đẻ ra".
Sau cùng, khi nói đến Man-se-xtơ, bác sĩ Hô-kin-xơ tuyên bố:
"Tôi cho rằng đại đa số khách du lịch phải nhận thấy rằng những cư dân ở Man-se-xtơ, đặc biệt là những công nhân công
xưởng, nói chung đều nhỏ bé, gầy yếu và xanh xao. Trong bất cứ một thành phố nào ở Đại Bri-ten hoặc ở châu Âu, tôi chưa
bao giờ thấy những người có tầm vóc và sắc mặt rõ ràng cách biệt với cỡ người trung bình của dân tộc như thế. Những phụ
nữ đã kết hôn đều mất hết tất cả mọi đặc điểm của phụ nữ Anh một cách đáng kinh ngạc... Tôi phải thừa nhận rằng những
con trai và con gái của các công xưởng ở Man-se-xtơ được đưa đến cho tôi khám bệnh, đều tiều tuỵ và sắc mặt xanh xao;
trên khuôn mặt họ không có một nét nào sinh động, hoạt bát, vui tươi vốn có của thời niên thiếu. Nhiều đứa trong bọn chúng
nói với tôi rằng tối thứ bảy và ngày chủ nhật, chúng không thèm đi dạo chơi ở ngoài trời một chút nào, và chỉ thích ngồi yên
ở nhà".
Chúng tôi lại dẫn thêm một đoạn khác trong báo cáo của bác sĩ Hô-kin-xơ; đoạn này cố
nhiên chỉ có quan hệ một nửa với điều bàn ở đây, nhưng có thể dẫn ra ở đây cũng có hiệu quả
như ở chỗ khác:
"Tính không điều độ, phóng đàng, không lo nghĩ đến tương lai chính là những khuyết điểm chủ yếu của cư dân công
xưởng; những khuyết điểm ấy có thể giải thích rất dễ bằng những thói quen do chế độ công xưởng ngày nay đẻ ra và điều đó
hầu như không thể tránh được. Mọi người đều công nhận rằng chứng tiêu hoá xấu, chứng ưu phiền, chứng suy nhược toàn
thân là những hiện tượng rất phổ biến trong loại công nhân ấy; sau khi lao động đơn điệu trong mười hai giờ, thì việc muốn
tìm một chút chất kích thích nào đó quả là điều hoàn toàn tự nhiên: nhưng rút cục khi mắc phải những chứng bệnh nói trên
thì họ tất sẽ ngày càng đi tìm sự lãng quên trong rượu mạnh".
Bản báo cáo đã đưa ra hàng trăm ví dụ để chứng minh cho những lời nói ấy của các thày
thuốc và của các uỷ viên tiểu ban.
Bằng hàng trăm dẫn chứng, bản báo cáo ấy chứng thực rằng sự phát triển của công nhân
thiếu niên đã bị lao động công xưởng làm cho trở ngại, Chẳng hạn như Cau-en đã nêu lên thể