"Mọi người con gái cảm thấy khó chịu trong người, quả thực không thể tiếp tục làm việc được nữa. - Tại sao cô ta không
xin phép về nhà? - Ô! Thưa ông, về điểm này "ông chủ" rất nghiêm khắc: chúng tôi chỉ vắng mặt một phần tư ngày là đã có
nguy cơ bị đuổi rồi".
Và đây là một dẫn chứng khác (ngài Ba-ri, Văn kiện, tr.44): công nhân Tô-mát Mác-Đớc
hơi sốt:
"Anh ta không dám ở nhà, mà nếu ở nhà thì cũng không dám ở nhà quá bốn ngày, vì sợ mất việc".
Tình hình ở hầu hết mọi công xưởng đều như thế. - Lao động của những thiếu nữ trong
thời kỳ phát triển của cơ thể còn gây ra nhiều hiện tượng không bình thường. Có một số
người, nhất là những người được ăn uống tương đối khá, do bầu không khí nóng bức của
công xưởng, làm cho phát triển nhanh hơn, đến nỗi một số thiếu nữ 12 - 14 tuổi đã được phát
triển hoàn toàn đầy đủ. Trong tờ "North of England Medical and Surgical Journal", Rô-bớc-
tơn, mà trên kia đã nhắc đến và đã được bản báo cáo về công xưởng gọi là người thày thuốc
sản khoa "xuất sắc" ở Man-se-xtơ, nói rằng ông ta đã gặp một cô gái mười một tuổi, không
những đã được phát triển hoàn toàn đầy đủ, mà thậm chí đã có thai; và con gái mười lăm tuổi
đẻ con không phải làm hiếm
có ở Man-se-xtơ. Trong trường hợp ấy thì sự nóng bức ở công xưởng cũng có tác dụng như
sự nóng bức của khí hậu nhiệt đới và cũng như ở khí hậu ấy, người ta phát triển quá sớm thì
tuổi già và sức yếu cũng đến quá sớm. Nhưng cũng thường thấy sự phát triển về giới tính của
phụ nữ bị trở ngại: vú nở nang chậm hay hoàn toàn không nở; Cau-en dẫn ra những ví dụ như
thế ở tr. 35; kinh nguyệt nhiều khi đến mười bảy, mười tám tuổi, có khi đến hai mươi tuổi,
mới bắt đầu có, thường là hoàn toàn không có (bác sĩ Hô-kin-xơ, Văn kiện, tr. 11; bác sĩ Lao-
đơn, Văn kiện, tr. 14 và các tr. khác; ngài Ba-ri, Văn kiện, tr. 5 và các tr. khác). Kinh nguyệt
thường rất không đều, kèm theo chứng đau dữ dội và khó chịu, nhất là chứng thiếu máu rất
thường gặp; đó là điều mà tất cả các bản báo cáo y học đều nhất trí chứng minh.
Những phụ nữ như vậy, đặc biệt là trong điều kiện đã có mang mà vẫn phải làm việc,
không thể sinh ra những đứa con khoẻ mạnh được. Theo những bản báo cáo, nhất là báo cáo
về Man-se-xtơ thì những đứa con của họ đều rất yếu ớt, chỉ có một mình Ba-ri cho là chúng
khỏe mạnh, nhưng ông ta cũng nói rằng ở Xcốt-len, nơi ông ta kiểm tra, thì hầu như không
có một phụ nữ đã kết hôn nào làm việc ở công xưởng; hơn nữa, phần lớn những công xưởng
ở đây - trừ những công xưởng ở Gla-xgô - đều ở ngoài thành phố, điều đó giúp không ít cho
sức khoẻ của trẻ con. Ở những vùng phụ cận Man-se-xtơ, hầu hết con công nhân đều mặt mũi
hồng hào và hớn hở, còn con công nhân ở chính trong thành phố thì xanh xao và còm cõi.
Nhưng đến chín tuổi thì trẻ con đột nhiên mất hết sắc mặt hồng hào vì khi ấy chúng bị đưa
vào công xưởng, và chẳng bao lâu người ta không còn phân biệt được chúng với những trẻ
con ở thành phố nữa.
Ngoài ra, trong lao động công xưởng còn có mấy ngành đặc biệt có hại cho sức khoẻ. Ví
dụ, ở những công xưởng kéo sợi bông và sợi lanh, trong không khí thường dày đặc những bụi
xơ, làm cho công nhân, nhất là công nhân ở phân xưởng chải và phân