dụ ở tr. 8, v.v.; trong báo cáo của bác sĩ Ba-ri, Văn kiện, tr. 6, 8, 13, 21, 244, ba ví dụ ở tr. 55,
v.v.; Tớp-nen, tr. 5, 16 và các tr. khác). Những uỷ viên điều tra về Lan-kê-sia - Cau-en, Tớp-
nen và bác sĩ Hô-kin-xơ - đã hoàn toàn coi nhẹ những hậu quả về mặt y học của chế độ công
xưởng, mặc dù về con số người tàn tật thì Lan-kê-sia nhất định có thể sánh được với Y-oóc-
sia. Mỗi lần đi qua Man-se-xtơ tôi đều gặp ba, bốn người tàn tật, cột sống và chân cong vẹo
giống hệt như
trên kia đã mô tả. Tôi không chỉ chú ý đến họ có một lần, mà cũng có khả năng quan sát họ
kỹ càng. Tôi còn quen một người tàn tật, tình hình của anh ta hoàn toàn phù hợp với tài liệu
mà bác sĩ Hây đã miêu tả; anh ta đã mắc bệnh ở công xưởng của ông Đu-glát ở thành phố
Pen-đơn-tơn, công xưởng ấy đã từng có tiếng xấu trong công nhân vì lao động quá độ và
trước đây không lâu nó còn tiếp tục làm việc suốt đêm. Nhìn những người tàn tật ấy là có thể
đoán ngay được nguyên nhân khiến họ mang tật; tất cả đều có hình dạng giống nhau: đầu gối
đều lõm vào và vặn về phía sau một ít, hai chân vòng kiềng, các khớp xương dị dạng và to ra,
cột sống thường cong về trước hoặc vẹo sang một bên. Nhưng xem ra những kẻ gây tai hoạ
tàn khốc nhất chính là những tên chủ xưởng dệt lụa nhân từ của khu Mác-cơn-xphin, sở dĩ
như vậy là vì trong những xưởng ấy có những trẻ em rất nhỏ làm việc - em nhỏ nhất chỉ mới
năm, sáu tuổi. Trong tài liệu bổ sung của uỷ viên Tớp-nen, ta thấy lời thuật của một đốc công
nào đó tên là Rai-tơ (tr.26); hai chị em gái của hắn đều vì làm việc mà thành tàn tật đến mức
hết sức đáng sợ; một lần hắn ta đã đếm số người tàn tật trên nhiều phố của khu Mác-cơn-
xphin, kể cả mấy phố xây dựng tốt nhất và đẹp nhất ở thành phố ấy: hắn đã thấy 10 người ở
phố Thu-lây, 5 người ở phố Gioóc-giơ, 4 người ở phố Sác-lốt, 15 người ở Oa-tơ-cốt, 3 người
ở Ban-cơ Tốp, 7 người ở phố Lơ-rơ, 12 người ở Min Lên, 2 người ở phố Grai-tơ Gioóc-giơ, 2
người ở trong nhà tế bần, 1 người ở Pác-cơ Grin, 2 người ở phố Pích-phoóc. Người nhà của
những người tàn tật đều đồng thanh nói rằng tật ấy là hậu quả của lao động quá mức trong
các công xưởng sợi tơ gây nên. Ở tr. 27, nói đến trường hợp một em trai thân thể tàn tật đến
nỗi không lên nổi thang gác; ở đó còn nói đến mấy em gái, cột sống và đùi bị cong vẹo.
Lao động quá mức còn gây nên những loại tật khác, đặc biệt là tật bàn chân bẹt mà ngài
Đ.Ba-ri (ví dụ ở tr. 21, ông đã nêu ra hai trường hợp) và những thầy thuốc nội ngoại khoa ở
Lít-xơ
cho là rất thường thấy (Lao-đơn, tr. 13, 16, v.v.). Ngay cả trong những trường hợp cơ thể
vững chắc hơn, được bồi dưỡng tốt hơn, và nhờ những điều kiện khác mà những người công
nhân trẻ chịu đựng nổi những hậu quả của sự bóc lột dã man ấy, thì họ cũng không thoát khỏi
những chứng đau lưng, đau vùng hông, đau chân, sưng khớp, giãn tĩnh mạch, hay lở loét lớn
không chữa khỏi ở đùi và bắp chân. Nhưng bệnh tật ấy hầu như là những hiện tượng phổ biến
trong công nhân. Stu-ác, Ma-kin-tô-sơ và ngài Đ. Ba-ri đã nêu ra mấy trăm ví dụ trong các
báo cáo của họ, thậm chí hầu như họ chưa gặp qua một người công nhân nào mà không mắc
phải một trong những bệnh tật ấy; trong những bản báo cáo khác, nhiều thầy thuốc cũng đã
xác nhận bằng rất nhiều dẫn chứng rằng có xảy ra những hậu quả ấy. Vô số ví dụ trong các
bản báo cáo về Xcốt-len đã nói lên một cách không còn nghi ngờ gì nữa rằng làm việc 13 giờ