C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 339

dục phóng đãng. Một chủ xưởng (Tớp-nen, Văn kiện, tr. 91) chứng thực rằng trong hai năm
thực hành chế độ làm đêm trong công xưởng của hắn, số con đẻ ngoài pháp luật tăng gấp đôi,
và trình độ đạo đức đã hạ thấp đến nỗi hắn đành phải đình chỉ việc làm đêm. - Nhiều chủ
xưởng khác lại dã man hơn; họ bắt công nhân làm việc 30-40 giờ liền và mỗi tuần đến mấy
lần
như vậy, đó là vì họ không có công nhân để thay ca đầy đủ; việc thay ca chỉ nhằm thay
thế một phần công nhân và cho họ được ngủ một, hai giờ thôi. Bản báo cáo của uỷ ban về
hành vi dã man ấy và về những hậu quả của nó đã vượt quá tất cả những điều tôi đã được
nghe về phương diện ấy. Những điều ghê gớm được thuật ở đây không có ở địa phương nào
khác, nhưng chúng ta sẽ thấy trong khi đó giai cấp tư sản vẫn luôn luôn đưa những bằng
chứng của uỷ ban ra mà giải thích một cách có lợi cho họ. Những hậu quả của chế độ ấy biểu
hiện rất nhanh: các báo cáo viên kể rằng họ gặp nhiều người có tật, mà chắc chắn chỉ do thời
gian lao động quá dài. Tật thông thường nhất là cột sống và hai chân bị vẹo. Phren-xít Sác-pơ
(hội viên của Hội phẫu thuật hoàng gia) ở thành phố Lít-xơ mô tả việc này như sau:

"Trước khi tôi đến Lít-xơ, tôi chưa bao giờ thấy đoạn dưới xương đùi bị vẹo một cách kỳ quái như vậy. Thoạt tiên tôi

nghĩ đó là bệnh còi xương, nhưng đa số các trường hợp được đăng ký ở bệnh viện, bệnh này xuất hiện vào lứa tuổi (8 - 14

tuổi) là lứa tuổi mà trẻ con thường không còn bị bệnh còi xương nữa, hơn nữa chỉ sau khi trẻ con đã vào công xưởng làm rồi

thì mới bắt đầu mắc bệnh ấy, tất cả những cái ấy buộc tôi phải thay đổi ý kiến. Cho đến bây giờ, tôi đã thấy gần một trăm

trường hợp như thế, và tôi có thể nói hết sức khẳng định rằng đó đều là do lao động quá độ gây nên: theo chỗ tôi biết thì tất

cả bệnh nhân đều là trẻ con làm

việc ở công xưởng, mà bản thân chúng cũng cho rằng nguyên nhân làm chúng mắc bệnh là do nguyên nhân nói trên". -

"Những trường hợp cột sống bị vẹo, hiển nhiên là do phải đứng quá lâu, mà tôi đã gặp cũng không dưới ba trăm" (bác sĩ

Lao-đơn, Văn kiện, tr. 12, 13).

Bác sĩ Hây ở Lít-xơ, người thầy thuốc làm việc 18 năm ở bệnh viện, cũng chứng minh như

vậy:

"Cột sống bị vẹo là thứ tật rất thường gặp ở công nhân công xưởng; trong một số trường hợp, đó chỉ là hậu quả của lao

động quá sức; trong một số trường hợp khác thì lại là hậu quả của lao động quá kéo dài đối với một cơ thể bẩm sinh yếu ớt,

hay vì bồi dưỡng kém mà suy nhược... Ở đây, những dị tật các loại có lẽ thường thấy hơn tật vẹo cột sống: đầu gối cong lõm

vào trong, dây gân chằng các khớp thường bị yếu và nhão ra, xương dài của chân bị vặn cong; đặc biệt là đầu của những

xương ấy bị cong vẹo và to ra, những bệnh nhân ấy đều đến từ những công xưởng có ngày lao động quá dài" (bác sĩ Lao-

đơn, Văn kiện, tr. 16).

Các bác sĩ phẫu thuật Bu-mơn và Sác-pơ khi nói đến Brát-phoóc cũng đều xác nhận điểm

ấy. Trong bản báo cáo của các uỷ viên Đrin-cơ-oa-tơ, Pau-ơ và bác sĩ Lao-đơn cũng có nhiều
ví dụ về loại tật ấy; Tớp-nen và ông bác sĩ Đa-vít Ba-ri, những người không chú ý lắm đến
loại hiện tượng ấy, cũng đưa ra những ví dụ cá biệt trong bản báo cáo của họ (trong báo cáo
của Đrin-cơ-oa-lơ, Văn kiện, ví dụ về hai anh em ở tr. 69, ví dụ về hai anh em ở các tr. 72,
80, 146, 148, 150, tr. 155 và nhiều tr. khác; trong báo cáo của Pau-ơ, Văn kiện, hai ví dụ ở
các tr. 63, 66, 67, ba ví dụ ở tr. 68, hai ví dụ ở tr. 69; trong báo cáo về Lít-xơ tr. 29, 31, 40,
43, 53 và các tr. sau; trong báo cáo của bác sĩ Lao-đơn, Văn kiện, bốn ví dụ ở tr. 4, 7, mấy ví

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.