C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 338

có thể trông thấy và cảm thấy được đối với cơ thể của nó, nhưng ở trong bầu không khí ngột
ngạt, ẩm thấp, thêm vào đó lại thường xuyên nóng bức của công xưởng thì vô luận thế nào
cũng không thể không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng
không thể dung thứ được việc đem thì giờ, đáng lẽ chỉ dùng để bồi dưỡng thể lực và tinh thần
cho trẻ con, mà hy sinh cho lòng tham của giai cấp tư sản nhẫn tâm: cướp mất trường học và
bầu không khí trong lành của trẻ con, để cho các ngài chủ xưởng bòn rút chúng lấy lợi nhuận.
Cố nhiên giai cấp tư sản sẽ nói rằng: nếu chúng tôi không thuê trẻ con vào làm việc trong các
công xưởng thì chúng cũng vẫn phải ở trong những điều kiện bất lợi cho sự phát triển của
chúng. Nói chung thì đúng thế, nhưng nghĩ kỹ một chút, thì điều ấy nghĩa là gì ? Như thế
nghĩa là giai cấp tư sản trước hết đặt con cái công nhân vào những điều kiện tồi tệ, rồi sau đó
lại lợi dụng những điều kiện tồi tệ ấy để mưu lợi ích cho mình! Để tự bào chữa cho mình, họ
viện ra mọi điều, mà
cũng giống như toàn bộ chế độ công xưởng, chính tay họ đã tạo nên với cũng mức độ như
thế; họ dùng cái tội họ phạm ngày hôm qua để bào chữa cho cái tội họ phạm ngày hôm nay.
Nếu như không bị đạo luật về công xưởng trói buộc ở một trình độ nhất định nào đó thì, chao
ôi, những nhà tư bản "hảo tâm", "nhân từ" dựng lên công xưởng chỉ vì phúc lợi của công
nhân ấy, sẽ bảo vệ lợi ích của công nhân như thế nào ! Chúng ta hãy xem hành vi của họ
trong các công xưởng như thế nào, trước khi viên thanh tra công xưởng chưa làm rầy rà các
chủ xưởng. Hãy để cho những bằng chứng mà bản thân họ thừa nhận - Báo cáo của Tiểu ban
về công xưởng năm 1833 - vạch mặt họ.
Bản báo cáo của uỷ ban trung ương nói rằng trẻ con bắt đầu làm việc ở công xưởng thỉnh
thoảng từ năm tuổi, nhiều khi từ sáu tuổi, rất thường gặp từ bảy tuổi, đại bộ phận từ tám -
chín tuổi; thời gian lao động thường từ 14 đến 16 giờ một ngày (không kể giờ nghỉ ăn uống);
chủ xưởng cho phép bọn quản lý đánh đập trẻ con, bản thân chúng cũng thường ra tay đánh
đập. Bản báo cáo còn thuật lại một trưòng hợp như sau: một chủ xưởng người Xcốt-len cưỡi
ngựa đuổi bắt một công nhân mười sáu tuổi bỏ trốn, nó bắt em quay trở về và chạy trước
ngựa, rồi dùng roi da dài vụt em lia lịa! (Xtu-ác, Văn kiện, tr. 35). Trong những thành phố
lớn, nơi mà sự phản kháng của công nhân tương đối mạnh, thì những trường hợp như thế
đương nhiên ít xảy ra hơn một chút. Nhưng ngay cái ngày lao động dài như vậy cũng vẫn
không thoả mãn lòng tham của bọn tư bản. Mục đích của chúng là dùng mọi biện pháp để
làm cho tư bản bỏ vào trong nhà cửa và máy móc đẻ ra được nhiều lợi nhuận, bắt tư bản ấy
hoạt động khẩn trương hết sức. Vì mục đích ấy, chủ xưởng thực hành chế độ lao động ban
đêm tàn khốc. Một số chủ xưởng thực hành chế độ hai ca, số người của mỗi ca khá nhiều, đủ
để đảm bảo công việc của cả công xưởng, một ca làm việc mười hai giờ ban ngày, ca kia làm
việc mười hai giờ ban đêm. Sự nghỉ ngơi ban đêm mà bất cứ giấc ngủ
ban ngày nào cũng không thể thay thế được luôn luôn bị tước đoạt như vậy thì sẽ có những
hậu quả như thế nào không những đối với trẻ con và thiếu niên, thậm chí đến cả với người
lớn nữa, điều ấy rất dễ thấy. Kết quả tất nhiên của thứ lao động ấy là toàn bộ hệ thần kinh bị
kích thích quá sức, gây nên suy nhược toàn bộ cơ thể. Một hậu quả khác là say rượu và tình

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.