Về những ví dụ và lời làm chứng riêng biệt hãy xem "Báo cáo của Tiểu ban điều tra về lao
động công xưởng", Cau-en, Văn kiện, những tr. 37, 38, 39, 72, 77, 50; Tớp-nen, Văn kiện,
những tr. 9, 15, 45, 54, và các tr. khác.
Nhưng tất cả cái đó chưa phải là tai hoạ lớn nhất. Về mặt đạo đức thì việc phụ nữ đi làm
việc ở công xưởng đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều. Sự tụ tập nhiều người
trong một xưởng, không phân biệt trai gái già trẻ và không tránh khỏi gần gũi nhau, sự chồng
chất nhiều người chưa hề được giáo dục về trí dục và đạo đức trong một chỗ chật hẹp, - tất cả
những cái ấy chắc không thể có ảnh hưởng gì tốt đối với sự phát triển của tính cách phụ nữ.
Người chủ xưởng dù cho có chú ý đến điểm ấy, cũng chỉ can thiệp khi thực tế xảy ra chuyện
gì tai tiếng; còn ảnh hưởng thường xuyên, không rõ rệt lắm của những người phóng đãng hơn
đối với những người có đạo đức hơn, nhất là đối với những người trẻ thì chủ xưởng không có
cách gì biết được, do đó cũng không có cách gì đề phòng. Thế mà chính những ảnh hưởng ấy
lại tai hại nhất. Nhiều người được gọi đến trước Tiểu ban về công xưởng năm 1833 đều nói
rằng trong công xưởng người ta nói với nhau những chuyện "tục tĩu", "thiếu lịch sự", "bỉ ổi",
v.v. (Cau-en, Văn kiện, tr.35, 37 và nhiều tr. khác). Những sự việc mà chúng ta thấy trên một
quy mô lớn trong những thành phố lớn, phát sinh ở đây trên quy mô nhỏ. Sự tập trung nhân
khẩu cũng có những hậu quả như nhau đối với người ta, vô luận là ở trong một thành phố lớn
hay trong một công xưởng nhỏ. Công xưởng càng nhỏ thì dịp gần gũi nhau càng nhiều, sự
giao thiệp với nhau càng khó tránh. Bởi vậy, hậu quả không phải chờ lâu. Một người làm
chứng ở Lê-xtơ nói rằng ông ta thà để con gái đi ăn mày chứ không cho nó vào công xưởng,
rằng công xưởng thực sự là cửa địa ngục, rằng đại đa số gái điếm trong thành phố đều là do
công
xưởng tạo nên (Pau-ơ, Văn kiện, tr. 8). Một người làm chứng khác ở Man-se-xtơ "đã không
chút do dự khẳng định rằng ba phần tư nữ công nhân từ 14 đến 20 tuổi đã mất trinh" (Cau-en,
Văn kiện, tr. 57). Ủy viên tiểu ban Cau-en nhận định chung rằng đạo đức của công nhân công
xưởng còn thấp hơn so với mức đạo đức trung bình của giai cấp công nhân (tr.82), và bác sĩ
Hô-kin-xơ thì nói ("Báo cáo", tr. 4):
"Đạo đức không dễ gì dùng con số để biểu thị được, nhưng nếu tin vào sự quan sát của chính bản thân tôi, vào ý kiến của
những người đã nói chuyện với tôi về vấn đề này, cũng như vào ấn tượng chung gây nên bởi tất cả những lời chứng mà tôi
đã thu lượm được thì ảnh hưởng về mặt đạo đức của đời sống công xưởng đối với lớp nữ thanh niên làm cho người ta hết
sức chán nản".
Ai nấy đều hiểu rằng chế độ nô lệ công xưởng nếu không hơn thì cũng bằng bất cứ chế độ
nô lệ nào khác, đã đem lại cho người chủ cái jus primae noctis
1*
. Về mặt ấy chủ xưởng
cũng là ông chủ về thân thể và sắc đẹp của nữ công nhân. Sự doạ đuổi dù không phải trong
một trăm trường hợp có chín mươi chín trường hợp, thì trong mười trường hợp cũng có chín
trường hợp là đủ sức để đập tan bất cứ sự phản kháng nào của các cô gái, huống hồ bản thân
các cô vốn không phải quý trọng gì lắm cái trinh tiết của mình. Nếu chủ xưởng khá hèn hạ
(bản báo cáo của tiểu ban đã thuật lại nhiều trường hợp như vậy) thì công xưởng đồng thời