C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 337

cũng là khuê phòng của nó; mà dù cho không phải tất cả mọi chủ xưởng đều lợi dụng quyền
ấy thì điều ấy cũng không thay đổi gì về bản chất tình hình của nữ công nhân. Trong bước
đầu của công nhân công xưởng, khi đại đa số chủ xưởng đều là những kẻ mới phất, vô giáo
dục, không đếm xỉa gì đến tập tục giả nhân nghĩa của xã hội thì họ cứ thản nhiên lợi dụng cái
quyền "đương nhiên" của họ.

Muốn đánh giá đúng những hậu quả của lao động công xưởng đối với tình trạng thể lực

của phụ nữ, thì trước hết phải xem xét lao động của trẻ con cũng như các hình thức khác
nhau của bản thân lao động. Ngay từ khi mới bắt đầu có công nghiệp hiện đại, công xưởng đã
thuê trẻ con làm việc: lúc đầu, do máy móc cỡ nhỏ - về sau đã tăng lên - cho nên những
người làm việc ở máy hầu như toàn là trẻ con, chúng được tuyển chủ yếu từ các nhà nuôi trẻ
mồ côi ra và được các chủ xưởng thuê dài hạn từng tốp một làm "thợ học việc". Chúng ăn ở
và mặc đều như nhau, dĩ nhiên là hoàn toàn thành những nô lệ của người chủ, chịu sự ngược
đãi tàn khốc nhất, dã man nhất. Ngay từ năm 1789, bác sĩ Péc-xi-van và ông Rô-bớt Pin (chủ
xưởng dệt vải bông, cha của thủ tướng hiện thời) đã nói lên lòng phẫn nộ của dư luận xã hội
đối với cái chế độ đáng công phẫn ấy một cách kịch liệt đến nỗi nghị viện đã phải thông qua
một đạo luật về thợ học việc vào năm 1802, chấm dứt được những sự ngược đãi ghê gớm
nhất

107

. Dần dần sự cạnh tranh của những người công nhân tự do đã loại bỏ chế độ học việc.

Dần dần các công xưởng được xây dựng lên ngày một nhiều ở các thành phố, máy móc đã to
lên, chỗ làm việc đã tương đối thoáng khí và sạch sẽ hơn. Đồng thời công việc của người lớn
và thanh niên cũng dần dần nhiều lên, do đó con số trẻ con làm việc trong công xưởng đã ít
hơn một chút và mức tuổi chúng bắt đầu đi làm việc cũng được nâng cao một chút. Ngày nay
người ta đã rất ít thuê trẻ con từ 8 - 9 tuổi trở xuống. Sau đây ta sẽ thấy, cơ quan lập pháp về
sau cũng đã nhiều lần đứng ra bảo vệ trẻ con chống lại lòng tham lam của giai cấp tư sản.

Tỷ lệ chết cao trong con cái công nhân, đặc biệt là con cái công nhân công xưởng, đủ để

chứng minh những điều kiện sinh sống lúc tuổi thơ của chúng đã có hại đến sức khoẻ như thế
nào. Những nguyên nhân ấy cũng có ảnh hưởng cả đến những đứa trẻ còn sống sót, mặc dù
dĩ nhiên là ở mức không mạnh mẽ như đối với
những đứa trẻ đã chết. Trong những trường hợp khá nhất, những nguyên nhân ấy cũng khiến
thể chất dễ nhiễm bệnh hoặc làm trở ngại sự phát triển, do đó thể lực phải kém so với những
đứa trẻ bình thường. Một đứa trẻ lên chín tuổi, con công nhân công xưởng, lớn lên trong
hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn mọi thứ, trong hoàn cảnh ẩm thấp và rét mướt, luôn luôn
mặc không đủ ấm và ở nhà rất tồi tệ, thì đứa trẻ ấy nhất định không có năng lực làm việc như
đứa trẻ lớn trong hoàn cảnh có lợi cho khoẻ mạnh hơn. Lên chín tuổi nó phải vào công
xưởng, mỗi ngày làm việc 6 giờ rưỡi (trước kia làm việc 8 giờ, trước nữa là từ 12 đến 14 giờ,
thậm chí đến 16 giờ), cho đến mười ba tuổi, và từ đấy cho đến mười tám tuổi mỗi ngày phải
làm việc 12 giờ. Những nguyên nhân làm cho cơ thể suy yếu vẫn chưa hết, mà công việc thì
lại mỗi ngày một nặng thêm. Ngay giả định rằng một đứa trẻ lên chín tuổi, thậm chí dù đó là
con công nhân, có thể kiên trì làm việc mỗi ngày 6 giờ rưỡi mà công việc không gây tổn hại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.