họ. Ôi, đúng thế, nhưng họ không nhận thì phải chết đói. Nếu muốn lấy trên 20 si-linh bằng tiền mặt thì khi lĩnh sợi dọc, họ
phải chờ từ 8 đến 14 ngày; nếu họ lĩnh 20 si-linh kèm thêm hàng hoá, thì họ luôn luôn có đủ sợi dọc cho mình. Tự do buôn
bán là thế đấy. Huân tước Brum nói rằng khi còn trẻ chúng ta phải để dành một chút để đến lúc già khỏi phải đi xin cứu tế.
Chúng tôi có thể để dành những thứ hàng mục nát ấy không? Nếu lời khuyên ấy không phải là do một vị huân tước nói ra,
thì người ta phải cho rằng đầu óc con người ấy cũng mục nát như những hàng hoá mà người ta trả cho lao động của chúng
tôi. Hồi các báo còn xuất bản phi pháp không nộp tiền đăng ký thì còn có nhiều người tố cáo việc ấy với cảnh sát ở Hôn-
mphớc, còn có những người như Blai-tơ, I-xtơ-vút, v.v., nhưng bây giờ họ đi đâu mất cả? Đương nhiên bây giờ tình hình đã
khác: chủ xưởng của chúng tôi đã thành người thuộc phái mậu dịch tự do ngoan đạo rồi: mỗi ngày chủ nhật hắn ta đi nhà thờ
hai lần, và còn rất thành tâm đọc theo lời linh mục rằng: "Chúng con đã bỏ qua những việc đáng lẽ phải làm, và chúng con
đã làm những việc đáng lẽ không nên làm, chúng con không đáng cứu vớt; nhưng hỡi đức Chúa từ bi, xin Người tha thứ cho
chúng con" (lời cầu nguyện ở nhà thờ Anh). "Vâng, tha thứ cho chúng con đến ngày mai, để chúng con lại bắt đầu trả lương
cho thợ dệt của chúng con bằng hàng hoá mục nát".
Chế độ cốt-ta-giơ thoạt nhìn thấy ít hại hơn nhiều, và nó diễn ra dưới hình thức ít khó chịu
hơn nhiều, mặc dù tác dụng nô dịch của nó không kém gì chế độ trả lương bằng hàng hoá. Ở
nông thôn, gần công xưởng thường thiếu nhà ở cho công nhân. Cho nên chủ xưởng thường
phải xây dựng nhà ấy, và nó cũng rất vui lòng làm như vậy, vì tư bản bỏ vào xây dựng những
nhà ấy sẽ mang lại lợi nhuận rất lớn. Nếu nói chung những chủ nhà của công nhân hàng năm
có thể thu được 6% toàn bộ tiền vốn thì có thể tính là thứ nhà ở ấy sẽ đem lại cho chủ xưởng
món lợi nhuận gấp đôi, bởi vì chỉ cần công xưởng không đóng cửa là nó vẫn có người thuê
nhà, mà là những người trả tiền đúng kỳ hạn. Như vậy hắn khỏi phải chịu hai loại thiệt hại
chủ yếu mà các chủ nhà khác có thể phải chịu: những cốt-ta-giơ ấy không bao giờ bỏ trống
và nó không gặp nguy cơ không thu được tiền nhà. Thế mà tiền thuê nhà thường vẫn tính cả
những sự thiệt hại có thể xảy ra vào đấy, cho nên, nếu chủ xưởng cũng lấy tiền nhà bằng các
chủ nhà khác, thì
nó có thể bòn rút ở công nhân món lợi nhuận bằng 12 - 14% số vốn đầu tư. Chủ xưởng cho
công nhân thuê nhà đã kiếm lợi hơn, thậm chí gấp đôi so với những người cạnh tranh, và
đồng thời khiến những người ấy căn bản không thể cạnh tranh được với nó, đương nhiên như
thế là bất công rồi. Song rút cái lợi ấy từ túi tiền của giai cấp không có một tí gì, phải quý
từng xu thì lại còn bất công bội phần; nhưng đối với chủ xưởng thì việc ấy quen như cơm
bữa: toàn bộ tài sản của hắn là bòn rút ở công nhân. Nhưng sự bất công ấy lại trở thành đê
tiện khi chủ xưởng lấy việc doạ đuổi ra khỏi xưởng để cưỡng bức công nhân phải ở nhà của
nó, phải trả tiền nhà cao hơn tiền thuê bình thường, thậm chí phải trả tiền nhà mà họ không ở,
đó là việc thường xảy ra. Báo "Sun"
1)
của Đảng tự do đã trích dẫn ở báo "Halifax
Guardian" và xác nhận rằng ở A-xtơn - An-dơ - Lai-nơ, Ô-đêm, Rô-sđên, v.v., nhiều chủ
xưởng bắt hàng trăm công nhân của chúng trả tiền thuê nhà không kể là họ có ở hay không.
Chế độ cốt-ta-giơ rất thịnh hành trong những công xưởng ở các vùng nông thôn; nó đã đẻ ra