C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 378

xưởng vừa là nguyên cáo, vừa là người làm chứng, vừa là quan toà, vừa là nhà lập pháp, vừa
là người chấp hành pháp luật, - một mình bao biện hết. Nếu công nhân kiện tới thẩm phán
hoà giải, thì anh ta sẽ được trả lời như sau: các anh đã nhận tấm các ấy tức là các anh đã ký
giao kèo rồi, các anh phải thi hành giao kèo. Thật giống hệt như công nhân công xưởng.
Ngoài ra, chủ xưởng mỗi lần lại còn cưỡng bức công nhân phải ký tên vào giấy nói rõ là anh
ta "đồng ý chịu khấu trừ". Nếu anh ta muốn phản đối, thì lập tức các chủ xưởng trong toàn
thành phố đều biết ngay anh ta, theo lời của Li-sơ, là một người

"không chịu phục tùng trật tự và luật lệ được quy định trên tấm các mà lại dám cả gan hoài nghi cả trí tuệ của những

người mà anh ta phải biết, là bề trên của anh ta về địa vị trong xã hội" ("Những sự thực không thể bác bỏ được", tr. 37 - 40)

Cố nhiên, các công nhân dệt đều hoàn toàn tự do, chủ xưởng không hề cưỡng bức họ phải

lĩnh sợi dọc và tấm các của hắn và, theo lối nói vắn tắt và rõ ràng của Li-sơ thì, chủ xưởng
chỉ bảo công nhân rằng:

"Nếu các anh không muốn bị rán ở trong chảo mỡ của tôi, thì các anh có thể đi vào trong lửa (If you don't like to be

frizzled in my frying-pan, you can take a walk into the fire)".

Các công nhân dệt lụa ở Luân Đôn, nhất là ở Xpi-tan-phin từ lâu đã sa vào cảnh khốn khổ

cùng cực có tính chất chu kỳ, và việc họ hết sức tích cực tham gia tất cả các cuộc đấu tranh
của công nhân ở nước Anh, đặc biệt là ở Luân Đôn, chứng tỏ rằng hiện nay họ vẫn chưa có
lý do để thoả mãn với tình cảnh của họ. Nỗi khốn khổ của họ đã gây nên cái dịch sốt, phát
sinh ở phía đông Luân Đôn và buộc phải thành lập một tiểu ban điều tra về tình hình vệ sinh
của giai cấp công nhân. Nhưng qua bản báo cáo gần đây của bệnh viện sốt ở Luân Đôn thì có
thể thấy rằng bệnh sốt ấy vẫn còn hoành hành dữ dội như trước.

Sau nghề dệt, ngành quan trọng thứ hai của công nghiệp Anh là ngành sản xuất các sản

phẩm kim loại. Trung tâm của ngành này là Bớc-minh-hêm, chế tạo các sản phẩm kim loại
tinh vi, Sép-phin-đơ, trung tâm sản xuất các loại dao, và Xtáp-phoóc-sia, nhất là ở Uôn-vơ-
hem-tơn, sản xuất các loại hàng giản đơn hơn như khoá, đinh, v.v.. Chúng ta mô tả tình cảnh
công nhân ngành ấy, bắt đầu từ Bớc-minh-hêm. - Ở Bớc-minh-hêm cũng giống như ở đại đa
số các địa phương sản xuất sản phẩm kim loại, tổ chức sản xuất vẫn còn giữ một số đặc điểm
của thủ công nghiệp thời trước. Vẫn còn những thợ cả nhỏ cùng với những thợ học việc của
mình làm việc hoặc ở xưởng ngay trong nhà họ, hoặc khi cần đến máy hơi nước, thì ở những
gian nhà lớn của công xưởng chia thành nhiều xưởng nhỏ để cho từng thợ cả thuê; trong mỗi
gian xưởng ấy có dây cua-roa truyền động từ động cơ hơi nước để chạy các máy khác. Lê-
ông Phô-sê (tác giả nhiều bài báo nói về tình cảnh công nhân Anh đăng trong tạp chí "Revue
des deux Mondes"

112

; những bài ấy chứng tỏ rằng tác giả ít ra cũng đã nghiên cứu vấn đề, và

vô luận thế nào cũng còn có giá trị hơn những cái mà người Anh hay người Đức đã viết về
phương diện đó) đã gọi cái tổ chức sản xuất ấy là démecratie industrielle

145

1*

để đối lập nó

với nền sản xuất lớn của Lan-kê-sia và Y-oóc-sia. Ông còn nói rằng tổ chức sản xuất ấy
chẳng có lợi gì lắm cho các thợ cả cũng như cho các thợ bạn. Nhận xét ấy hoàn toàn đúng
đắn: món lợi nhuận mà trong trường hợp khác một chủ xưởng lớn tóm cả một mình, nay do

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.