C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 379

cạnh tranh điều chỉnh mà chia cho nhiều thợ cả nhỏ, vì vậy việc kinh doanh của họ không thể
khấm khá được. Khuynh hướng tập trung tư bản thường xuyên ảnh hưởng đến họ; chỉ cần
một người phát tài là mười người khác phá sản ngay; và một trăm người vì áp lực của sự
cạnh tranh bằng giá rẻ của một người phát tài cũng khốn khổ hơn trước. Và, khi các thợ cả
nhỏ phải cạnh tranh với các nhà tư bản lớn thì dĩ nhiên là họ phải khó nhọc lắm mới sống
nổi. Các thợ học việc thì như dưới đây chúng ta sẽ thấy, sống với các thợ cả nhỏ ít ra cũng
khổ như với các chủ xưởng, chỉ có điều khác là sau này họ cũng sẽ trở thành thợ cả nhỏ, do
đó được độc lập ít nhiều; nói cách khác họ cũng bị bóc lột như làm với giai cấp tư sản, nhưng
không trực tiếp như ở công xưởng. Như vậy các thợ cả nhỏ ấy không phải là người vô sản
thực thụ, vì một phần nào họ sống nhờ vào lao động của những
thợ học việc, và họ bán ra không phải là lao động mà là các thành phẩm, nhưng họ cũng
không phải là người tư bản thực thụ, vì họ chủ yếu vẫn nhờ vào lao động bản thân mình để
sống. Địa vị lưng chừng, độc đáo ấy của công nhân Bớc-minh-hêm nói rõ vì sao họ rất ít
tham gia toàn bộ và công khai vào phong trào công nhân nước Anh. Về mặt chính trị, Bớc-
minh-hêm là một thành phố cấp tiến nhưng không thuộc loại ủng hộ kiên quyết phong trào
Hiến chương. - Thật vậy ở Bớc-minh-hêm cũng có nhiều nhà tư bản có công xưởng tương
đối lớn và ở đó chế độ công xưởng cũng đã được thiết lập vững chắc: sự phân công lao động
hết sức tinh tế thực hiện tại đây (ví dụ như trong ngành sản xuất kim), và việc dùng sức hơi
nước khiến các chủ xưởng có thể thuê rất nhiều phụ nữ và trẻ con. Vì thế cũng có thể thấy ở
đây (theo tài liệu của "Báo cáo của Tiểu ban điều tra về lao động trẻ em") những đặc điểm
mà chúng ta đã quen thấy trong bản báo cáo về công xưởng; Phụ nữ có mang phải làm việc
cho đến tận ngày đẻ, không biết thu xếp việc nhà, gia đình và con cái không người săn sóc,
lạnh nhạt và thậm chí còn chán ghét cuộc sống gia đình, đạo đức sa sút, thứ nữa là đàn ông bị
loại bỏ khỏi ngành lao động ấy, máy móc không ngừng cải tiến, trẻ con tự lập quá sớm, đàn
ông sống nương nhờ vào vợ con, v.v., và v.v.. - Theo như bản báo cáo thì trẻ con đói khát,
rách rưới. Có một nửa số trẻ con không biết ăn no là thế nào, nhiều đứa một ngày chỉ ăn một
pen-ni bánh mì (10 phen-ni Phổ) hoặc chẳng được ăn tí gì trước bữa trưa; thậm chí còn có
một số trẻ con chẳng có chút gì ăn từ tám giờ sáng đến bảy giờ tối. Quần áo chúng thường
thường không đủ che thân; nhiều đứa thậm chí mùa đông, vẫn đi chân không. Do đó, tầm vóc
của chúng đều bé nhỏ, yếu ớt so với lứa tuổi chúng; rất ít đứa đạt được mức phát triển bình
thường. Nếu chú ý rằng với những điều kiện bồi dưỡng sức khoẻ thiếu thốn như thế mà
chúng còn phải lao động nặng nhọc và kéo dài, trong những căn phòng
nghẹt thở, thì sẽ chẳng ngạc nhiên gì khi thấy số đàn ông có thể phục vụ binh dịch ở Bớc-
minh-hêm lại ít như thế.

Một y sĩ tuyển tân binh nói rằng: "Các công nhân đều rất bé nhỏ, gầy còm và thế lực rất kém; ngoài ra nhiều người lồng

ngực hoặc cột sống bị vẹo lệch".

Theo lời của một viên hạ sĩ quan tuyển tân binh thì đàn ông ở Bớc-minh-hêm bé nhỏ hơn

so với ở bất cứ địa phương nào khác: phần nhiều tầm vóc không quá 5 phút 4-5 in-sơ; trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.