xếp thành một bảng đối chiếu ("Những sự thực không thể bác bỏ được" tr. 35). Xem bảng ấy
có thể thấy rằng năm 1827 thợ xén nhung mỗi i-ác được 4 pen-ni, 2
1/4
pen-ni, 2
3/4
pen-ni và 1
pen-ni, năm 1843 thì mỗi i-ác chỉ được có 1
1/2
pen-ni, 3/4 pen-ni, 1 pen-ni và 3/8 pen-ni.
Theo Li-sơ thì tiền lương bình quân mỗi tuần, năm 1827 là 1 pao xtéc-linh 6 si-linh 6 pen-ni,
1 pao xtéc-linh 2 si-linh 6 pen-ni, 1 pao xtéc-linh, 1 pao xtéc-linh 6 si-linh 6 pen-ni, còn năm
1843 thì tiền lương trung bình hàng tuần về cùng một loại hàng ấy là 10 si-linh 6 pen-ni, 7 si-
linh 6 pen-ni, 6 si-linh 8 pen-ni, 10 si-linh, đồng thời còn có hàng trăm công nhân khác, ngay
số lương thấp nhất ở đó cũng chẳng kiếm nổi. Về các thợ dệt thủ công trong công nghiệp
bông vải sợi ở trên chúng ta đã nói rồi. Các loại hàng dệt khác hầu như hoàn toàn do thợ dệt
thủ công làm; những người này cũng bị điêu đứng như các thợ xén nhung, vì sự cạnh tranh
của những công nhân bị máy móc gạt bỏ trong các ngành công nghiệp khác; ngoài ra, cũng
như các công nhân công xưởng, nếu làm không tốt thì lại bị phạt một cách tàn nhẫn. Như
công nhân dệt lụa chẳng hạn. Một trong những chủ xưởng dệt lụa lớn nhất nước Anh là
Brốc-cơn-hớc đã lấy một số bảng thống kê rút trong sổ sách của ông ta trình cho tiểu ban
nghị viện; qua các bảng thống kê ấy, có thể thấy rằng năm 1821, ông ta đã phải trả tiền công
cho các loại công việc là 30 si-linh, 14 si-linh, 3
1/2
si-linh, 3/4 si-linh, 1
1/2
si-linh, 10 si-linh,
đến năm 1831, ông ta chỉ phải trả có 9 si-linh, 7
1/2
si-linh, 2
1/4
si-linh, 1/3 si-linh, 1/2 si-linh,
6
1/4
si-linh, mặc dù ở ngành này máy móc chưa được cải tiến chút nào. Những cái mà ông
Brốc-cơn-hớc làm ở công xưởng của ông ta lại có thể xem là tiêu chuẩn cho cả nước Anh.
Qua công nhân dệt ở công xưởng ấy, năm 1821, trừ mọi khoản khấu trừ, mỗi tuần là 16
1/2
si-
linh, nhưng đến năm 1831, chỉ còn có 6 si-linh. Từ đó tiền lương còn tụt xuống nhiều nữa;
năm 1831, các hàng dệt (gọi là single sarsnets - một loại vóc để lót quần áo) trả công 1/3 si-
linh hoặc 4 pen-ni một i-ác, đến năm 1843 chỉ
trả có 2
1/2
pen-ni và rất nhiều thợ dệt ở nông thôn, chỉ nhận công mỗi i-ác từ 1
1/2
đến 2 pen-
ni thì mới có việc làm. Ngoài ra còn có các khoản khấu trừ vào tiền công một cách tuỳ tiện
nữa. Mỗi người thợ dệt nhận được sợi dọc thì đồng thời nhận được một tấm các ghi giờ nào
phải giao thành phẩm, nếu ốm không làm việc được thì hạn trong ba ngày phải báo cáo cho
văn phòng biết, nếu không thì dẫu có bệnh thật cũng không được miễn thứ; phải chờ đợi sợi
ngang cũng không được coi là lý do đầy đủ để được miễn thứ; nếu làm có sai sót (ví dụ trên
một chiều dài nhất định, sử dụng sợi ngang quá số quy định, v.v.) thì phải khấu đi một số tiền
không ít hơn một nửa số tiền công; nếu không giao hàng đúng kỳ hạn thì cứ mỗi i-ác khấu đi
một pen-ni. - Tất cả mọi khoản khấu trừ theo tấm các ấy đã làm cho tiền lương bị giảm rất
nhiều, ví dụ có một người nhận hàng ở Lan-kê-sia một tuần lễ hai lần đến Li để lấy trở lại
những hàng đã làm xong thì mỗi lần anh ta mang về cho chủ xưởng một số tiền phạt ít nhất là
15 pao xtéc-linh (100 ta-le Phổ). Đó là lời chính ông ta nói, và ông ta vẫn được coi là một
trong những người nhận hàng khoan dung nhất. Trước kia vấn đề ấy là do toà án trọng tài
giải quyết, nhưng vì công nhân nào đòi xin toà án giải quyết thì thường bị thải ngay, cho nên
về sau lệ đó dần dần mất đi, ngày nay chủ xưởng có thể hoàn toàn làm theo ý muốn: chủ