đã mắc bệnh lao phổi mà chết. Chúng hầu như chưa được tiếp thu một chút giáo dục nào, về
mặt đạo đức lại càng ít hơn, thích làm đỏm, do đó trình độ đạo đức của chúng rất thấp kém,
còn nạn mãi dâm trong bọn chúng hầu như đã thành một bệnh dịch ("Báo cáo của Tiểu ban
điều tra về lao động trẻ em", báo cáo của Bớc-nơ).
Đó là cái giá mà xã hội đã phải trả để cho các bà tư sản ăn diện được hưởng cái thú dùng
đăng-ten! Lẽ nào đó chẳng phải là cái giá rất rẻ sao? tổng cộng lại chẳng qua chỉ có vài nghìn
công
nhân bị hỏng mắt, chẳng qua chỉ có một số con gái của giai cấp vô sản mắc bệnh lao phổi,
chẳng qua chỉ có một thế hệ dân đen bị suy yếu, rồi thế hệ đó lại truyền cái suy yếu ấy cho
con cháu của nó, cũng vẫn là dân đen thôi - điều đó có quan trọng gì? Không, chẳng quan
trọng gì cả! Giai cấp tư sản nước Anh của chúng ta thờ ơ quẳng bản báo cáo của tiểu ban
điều tra của chính phủ ra một bên, và tiếp tục dùng đăng-ten để trang sức cho vợ con như cũ.
- Sự phớt tỉnh của người tư sản Anh thật quả là không chê vào đâu được.
Có một số lớn công nhân Lan-kê-sia, Đớc-bi-sia và miền Tây Xcốt-len làm việc ở các
công xưởng in hoa. Trong nền công nghiệp nước Anh không có một ngành nào mà sự phát
triển kỹ thuật lại đạt được kết quả rực rỡ như ngành này, nhưng cũng không có một ngành
nào sự phát triển kỹ thuật lại làm cho tình cảnh của công nhân tồi tệ đến thế. Việc sử dụng
hơi nước để quay các trục lăn có khắc hoa, và sự phát minh ra phương pháp khiến trục lăn đó
in một lần từ bốn đến sáu màu, đã hoàn toàn gạt bỏ lao động thủ công, cũng như việc sử dụng
máy móc đã gạt bỏ lao động thủ công khỏi công nghiệp dệt và kéo sợi bông. Nhưng số công
nhân bị những phát minh mới ấy gạt bỏ ở các công xưởng in hoa so với ở các công xưởng dệt
bông thì còn nhiều gấp bội. Ở đây, một người lớn và một đứa trẻ giúp việc dùng máy làm
việc có thể ngang sức 200 công nhân làm việc bằng tay trước kia. Một cái máy mỗi phút có
thể làm ra 28 i-ác (80 phút) vải hoa. Kết quả là tình cảnh của công nhân in hoa rất tồi tệ.
Trong đơn thỉnh cầu của họ gửi hạ nghị viện có nói, năm 1842, Lan-kê-sia, Đớc-bi-sia và Si-
sia đã sản xuất tất cả 11 triệu tấm vải in hoa, trong đó có 10 vạn tấm hoàn toàn in bằng tay,
90 vạn tấm một phần in bằng máy, một phần in bằng tay, 10 triệu tấm hoàn toàn in bằng máy;
màu in từ một đến sáu màu. Vì đại bộ phận máy móc gần đây mới được áp dụng lại được cải
tiến không ngừng, cho nên số công nhân in hoa thủ công bao giờ cũng nhiều hơn mức đòi hỏi
của sản xuất; trong đó rất nhiều
người (trong đơn nói rõ là một phần tư tổng số) tất nhiên là hoàn toàn không có việc làm, số
còn lại thì bình quân mỗi tuần lễ cũng chỉ có một, hai ngày là có việc, nhiều nhất là ba ngày,
tiền lương lại thấp nhất. Li-sơ xác nhận rằng trong một công xưởng in hoa (Đi-pli Đên, gần
Bơ-ri, ở Lan-kê-sia), công nhân in hoa thủ công bình quân kiếm được không quá 5 si-linh
một tuần. ("Những sự thực không thể bác bỏ được", tr. 47), đồng thời ông lại biết rất chắc
chắn rằng tiền lương trả cho công nhân in hoa bằng máy khá hậu. Như vậy là ngành in hoa đã
hoàn toàn liệt vào chế độ công xưởng, nhưng lại không chịu những điều hạn chế của pháp
luật đối với chế độ công xưởng. Những hàng hoá ngành ấy sản xuất đều là hàng thời trang,