C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 376

cho nên không có thời gian lao động cố định. Khi hàng đặt ít thì họ chỉ làm việc một nửa thì
giờ; nếu một mẫu hàng nào được hoan nghênh, bán chạy, thì công xưởng làm việc tới 10, 12
giờ đêm, có khi suốt đêm. Tại Man-se-xtơ, gần chỗ tôi ở, có một công xưởng in hoa. Nhiều
lần khá khuya tôi về nhà còn thấy đèn sáng trong công xưởng; tôi lại thường nghe nói rằng ở
đó thời gian lao động của trẻ con dài quá đến nỗi chúng phải tìm cơ hội để nghỉ hoặc ngủ một
tí ở một xó nào trên bậc thềm đá hoặc một góc ở phòng ngoài. Tôi không có "tài liệu xác thực
về việc này, nếu có, tôi đã nêu rõ tên xưởng ấy. Bản "Báo cáo của Tiểu ban điều tra về lao
động trẻ em" chỉ nói qua loa về tình cảnh của công nhân ngành công nghiệp ấy. Ở đây chỉ nói
rằng ở chính nước Anh ít ra bọn trẻ con ấy phần lớn còn được mặc tương đối lành lặn và ăn
uống cũng không kém lắm (điều này cũng tương đối, dĩ nhiên là tuỳ theo số tiền cha mẹ
chúng kiếm được), nhưng chúng lại chẳng được tiếp thu chút giáo dục nào và về đạo đức thì
chẳng ra gì cả. Chúng ta chỉ cần hiểu rằng bọn trẻ con ấy sống dưới quyền lực của chế độ
công xưởng và liên hệ với những điều đã nói ở trên về chế độ ấy là đủ; bây giờ chúng ta có
thể nói sang vấn đề khác.

Về những công nhân khác, trong ngành sản xuất hàng may mặc,

chúng ta còn nói thêm chút ít thôi. Công việc của thợ tẩy trắng rất hại cho sức khoẻ, vì họ
luôn luôn phải hít khí clo là một chất độc cho phổi. Công việc của thợ nhuộm ít hại hơn,
thậm chí nhiều khi còn có lợi cho công nhân vì nó đòi hỏi dùng sức toàn thân. Về vấn đề tiền
lương của các công nhân ấy, rất ít người nói đến, điều đó chứng tỏ rằng tiền lương ấy không
thấp hơn mức trung bình, nếu không thì họ đã kêu ca rồi. Do sự tiêu thụ rộng rãi hàng nhung
sợi bông, cho nên số thợ xén nhung tương đối nhiều, có tới 3-4 nghìn người gián tiếp bị điêu
đứng vì chế độ công xưởng. Hàng do máy dệt thủ công sản xuất trước đây, không được đều
lắm, cho nên cần phải có tay thợ lành nghề xén từng hàng chỉ cho đều. Từ khi dệt bằng máy
thì các hàng chỉ đều tăm tắp, sợi ngang hoàn toàn song song với nhau, cho nên công việc xén
không còn đòi hỏi nhiều kỹ xảo. Số công nhân bị máy móc làm cho thất nghiệp đổ xô rất
nhanh vào cái công việc tương đối nhẹ nhàng ấy, và vì cạnh tranh, nên tiền lương tụt xuống.
Các chủ xưởng thấy công việc ấy hoàn toàn có thể giao cho phụ nữ và trẻ con làm, do đó tiền
lương tụt xuống mức của công nhân phụ nữ và của trẻ con, hàng trăm người đàn ông bị đào
thải hẳn. Hơn nữa, các chủ xưởng còn thấy để cho công nhân làm việc ở công xưởng thì đỡ
tốn hơn là cho họ làm việc tại xưởng riêng của họ, vì như thế là chủ xưởng phải gián tiếp trả
tiền thuê các xưởng riêng ấy. Từ đó, những căn gác xép của nhiều cốt-ta-giơ trước đây dùng
làm xưởng xén nhưng đến nay nếu không bỏ trống thì cũng dùng làm phòng ở, đồng thời các
thợ xén nhung cũng mất hẳn quyền được tự do chọn thì giờ làm việc và phải theo lệnh tiếng
chuông công xưởng. Một người thợ xén nhung trạc chưa quá 45 tuổi nói với tôi rằng bác ta
vẫn còn nhớ cái thời mà cũng một việc ấy kiếm được 8 pen-ni cho một i-ác, còn ngày nay
làm với giá 1 pen-ni; thật vậy, dù có thể xén nhanh hơn vì nhung dệt ra sợi tương đối đều,
những cũng khó có thể trong một giờ làm được gấp đôi mức làm trước, cho nên lương của
bác ta đã tụt mất hơn ba phần tư so với trước kia. Li-sơ đã đem các con số tiền công về các
loạt hàng dệt năm 1827 và 1843,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.