C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 381

đấy sản xuất đồ sắt giản đơn, và trong ngành sản xuất này vừa không thể tiến hành phân công
tỉ mỉ (trừ một số ít việc), vừa không thể dùng hơi nước hay máy móc. Cho nên ở đấy - Uôn-
vơ-hem-tơn, Uy-len-hôn, Bin-xtơn, Xết-giơ-li, Oét-nét-xphin, Đác-lát-xtơn, Đớt-li, Uôn-xôn,
Oét-nét-xbơ-ry, v.v.; công xưởng tương đối ít, nhưng những lò rèn nhỏ thì rất nhiều, ở các lò
rèn ấy một thợ cả nhỏ làm việc với một hay mấy người học việc, những người học việc này
phải có nghĩa vụ phục vụ cho thợ cả đến năm 21 tuổi. Tình cảnh của thợ cả nhỏ gần giống
như ở Bớc-minh-hêm, nhưng thân phận của thợ học việc thì phần lớn tệ hơn nhiều. Thức ăn
cho họ hầu như chỉ toàn thịt của những con vật bị bệnh hoặc bị chết, thịt đã ôi, cá đã ươn, thịt
bê đẻ non chết hoặc thịt lợn chết trong toa xe lửa. Không những các thợ cả nhỏ làm như vậy,
mà cả những chủ xưởng tương đối lớn có tới 30, 40 thợ học việc cũng làm như vậy. Tình
hình ấy hầu như phổ biến ở Uôn-vơ-hem-tơn. Hậu quả tự nhiên của tình trạng ăn uống như
thế là rất thường gặp ở các bệnh đường ruột và các bệnh khác. Ngoài ra, trẻ con ít khi được
ăn no; và ngoài bộ quần áo lao động, chẳng có quần áo nào khác - đó cũng là một nguyên
nhân khiến chúng không đi học ở các trường ngày chủ nhật. Chỗ ở vừa tồi vừa bẩn, đến mức
trở thành nguồn phát sinh ra tật bệnh, do đó, mặc dù bản thân lao động ấy phần nhiều không
hại cho sức khoẻ, nhưng trẻ con vẫn rất bé nhỏ, khẳng khiu, yếu đuối, nhiều khi chúng còn bị
tàn tật ghê gớm do lao động. Ví dụ ở Uy-len-hôn, rất nhiều người vì thường xuyên làm việc ở
máy rèn đinh ốc nên bị gù lưng và còng một chân chỗ đầu gối - gọi là "chân quặt", "hind-leg
-, như vậy hai chân thành hình chữ K; ngoài ra, ở đây ít ra cũng có đến một phần ba công
nhân mắc chứng thoát vị. Ở đây cũng như ở Uôn-vơ-hem-tơn, tuổi dậy thì của con gái - vì
con gái cũng làm việc ở lò rèn! - cũng như của con trai thường rất muộn, có khi phải tới 19
tuổi - Ở thành phố Xét-giơ-li và vùng lân cận hầu như chuyên môn sản xuất đinh, người ta
phải sống và làm việc
trong những gian lều tồi tàn giống như những chuồng súc vật, bẩn thỉu quá sức tưởng tượng.
Con gái và con trai từ mười - mười hai tuổi đã phải quai búa và chỉ đến khi nào mỗi ngày
chúng có thể làm được 1000 cái đinh thì mới được coi là thợ thật sự. Làm 1200 chiếc đinh thì
được 5

3/4

pen-ni, hoặc chưa đầy 5 din-béc-grô-sen. Mỗi cái đinh phải dập 12 nhát búa, và vì

cái búa nặng 1

1/4

pao, cho nên công nhân phải nhấc lên 18000 pao mới kiếm nổi chút tiền

lương khốn nạn ấy. Trong điều kiện lao động vất vả mà ăn uống lại không đủ, cơ thể trẻ con
dĩ nhiên là phát triển không tốt, bé nhỏ, yếu đuối, tài liệu của tiểu ban cũng chứng thực điểm
ấy. Về tình hình giáo dục ở khu ấy, ở trên chúng tôi đã cung cấp một số tư liệu. Trình độ giáo
dục ở đây thật là thấp, đến mức không tưởng tượng được: có nửa số trẻ con thậm chí trường
học ngày chủ nhật cũng không đến, số còn lại dẫu có đến cũng rất chểnh mảng; so với những
khu khác, rất ít trẻ con biết đọc, biết viết lại càng ít hơn. Điều đó chẳng có gì lạ cả vì chính
khoảng từ bảy đến mười tuổi, tức là đúng vào tuổi đi học thích hợp nhất, thì chúng lại bắt đầu
phải đi làm, còn các thầy giáo những trường ngày chủ nhật, là những người thợ rèn hoặc thợ
mỏ, thường thường bản thân họ chỉ gọi là biết đọc năm ba chữ, thậm chí đến ký tên mình
cũng chẳng xong. Trình độ đạo đức hoàn toàn phù hợp với tình trạng giáo dục ấy. Uỷ viên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.