Hoóc-nơ đã dẫn ra nhiều ví dụ chứng minh rằng ở thành phố Uy-len-hôn, công nhân chẳng
có ý niệm gì về đạo đức. Ông ta thấy rằng con cái nói chung chẳng có ý thức gì về bổn phận
đối với cha mẹ, và cũng chẳng có chút gì quyến luyến đối với cha mẹ. Chúng thiếu năng lực
suy nghĩ câu nói của mình và u mê đần độn đến mức nhiều khi còn cho là dường như chúng
được đối đãi tốt và sống dễ chịu rồi, trong khi thực tế chúng phải lao động 12 - 14 giờ một
ngày, mặc rách, ăn đói, lại thường bị đánh đập, có khi mấy ngày sau còn đau. Chúng không
còn biết có lối sống nào khác ngoài việc lao động đầu tắt mặt tối từ sáng sớm đến tối mịt, mãi
tới khi có hiệu tan tầm mới thôi; chúng không thể hiểu được câu hỏi: có mệt hay không? -
chưa từng có ai hỏi chúng câu đó (Hoóc-nơ, "Báo cáo" và Văn kiện).
Ở Sép-phin-đơ tiền lương khá hơn, cho nên tình cảnh công nhân xem bề ngoài cũng khá
hơn chút ít. Nhưng ở đây cũng cần phải chỉ ra một vài ngành lao động cực kỳ có hại cho sức
khoẻ của công nhân. Một số thao tác buộc công nhân phải thường xuyên lấy ngực đè lên
dụng cụ, cái đó thường dẫn đến bệnh lao phổi; một số thao tác khác, chẳng hạn như sản xuất
giũa thì ngăn trở sự phát triển chung của cơ thể và đưa đến các bệnh đường ruột; công việc
gọt xương (làm cán dao) gây ra bệnh nhức đầu, bệnh hoàng đan, còn đối với con gái đa số
làm công việc ấy thì mắc chứng thiếu máu. Nhưng công việc có hại nhất cho sức khoẻ là việc
mài lưỡi dao và răng rĩa nhất định làm cho công nhân chết sớm, đặc biệt là khi mài bằng đá
khô. Công việc ấy sở dĩ có hại, một phần vì phải đứng khom lưng, do đó ngực và dạ dày
thường xuyên bị ép, nhưng chủ yếu là vì rất nhiều bụi kim loại li ti sắc cạnh bay toả đầy
không khí lúc mài, chẳng làm sao tránh không hít vào phổi. Những thợ mài đá khô trung bình
rất khó sống đến 35 tuổi, nhưng thợ mài đá ướt cũng rất ít người sống đến quá 45 tuổi. Bác sĩ
Nai-tơ ở Sép-phin-đơ nói:
"Muốn cho người ta hiểu rõ một chút tác hại do công việc ấy gây ra thế nào, tôi cần phải nói rằng trong thợ mài, những
người sống lâu nhất lại là những người nghiện rượu nặng nhất, vì thời gian họ làm việc ít hơn so với những người khác. Ở
Sép-phin-đơ, tổng cộng có chừng 2500 người thợ mài; trong số ấy có độ 150 người (80 đàn ông và 79 em bé) mài răng rĩa:
thông thường họ chết ở lứa tuổi từ 28 đến 32. Thợ mài dao cạo, bất luận là mài đá khô hay mài đá ướt, cứ đến khoảng từ 40
đến 45 tuổi là chết, còn thợ mài dao ăn bằng đá ướt thì từ 40 đến 50 tuổi là chết".
Người bác sĩ ấy mô tả diễn biến chứng bệnh của họ, gọi là bệnh suyễn của thợ mài, như
sau:
"Thông thường họ bắt đầu làm việc từ mười bốn tuổi, nếu cơ thể khoẻ mạnh thì trước hai mươi tuổi, họ chẳng thấy gì đặc
biệt khó chịu; sau đó, những triệu chứng
đặc biệt của bệnh ấy bắt đầu hiện ra: khi họ leo dốc hay lên cầu thang gác, chỉ gắng sức một ít là đã thở không ra hơi; muốn
làm giảm bớt những khó khăn thường xảy ra mỗi lúc một tăng trong khi thở, họ phải vươn vai cao lên, phải luôn cúi về phía
trước, và hình như chỉ đứng khom lưng như lúc làm việc thì mới thấy dễ chịu; sắc mặt họ dần dần thành vàng ệch, nét mặt
âu sầu, họ thường kêu tức ngực; giọng nói trở nên khàn khàn và khản đặc, họ ho mạnh, tiếng ho nghe như phát ra từ một
thùng gỗ; thỉnh thoảng họ khạc ra nhiều bụi hoặc lẫn với đờm, hoặc quyện thành những cục tròn hay hình trụ, có một màng
đờm mỏng bao quanh. Qua một thời gian sau thì đến ho ra máu, khó nằm ngửa, đổ mồ hôi trộm ban đêm, ỉa chảy kèm theo
cơn đau bụng, gầy sút cực kỳ nhanh chóng với mọi triệu chứng quen thuộc của bệnh lao phổi; cứ như vậy, họ khổ sở hàng