mọi cửa sổ đều mở vào phía sân trong, mãi gần đây mới mở hai cửa sổ cho phép người trong
trại có thể thoáng trông ra thế giới bên ngoài một chút. Một nhà báo đã thuật chuyện ấy trên
tờ "Illuminated Magazine" và kết luận bài báo bằng những lời này:
"Nếu Chúa trời trừng phạt con người vì tội lỗi giống như con người trừng phạt con người vì nghèo khổ thì khốn khổ thay
cho con cháu A-đam biết bao!".
Tháng Mười một 1843, ở Lê-xtơ có một người ở nhà tế bần Cô-ven-tơ-ri vừa được thả ra
hai ngày thì chết. Tình hình trại này đối xử với người nghèo thực đáng căm phẫn. Người nói
trên tên
là Gioóc Rốp-xơn, có một vết thương ở vai mà không hề được chữa gì cả; người ta bắt anh ta
bơm máy nước bằng cánh tay lành; anh ta lại chỉ được ăn uống với mức ăn thường của nhà tế
bần; do cơ thể kiệt sức vì vết thương không được chạy chữa khiến anh ta không thể tiêu hoá
được thức ăn như vậy; tất nhiên là người mỗi ngày một yếu, nhưng anh ta càng than vãn thì
lại càng bị đối xử tàn tệ hơn. Vợ anh cũng ở trong nhà tế bần định nhường cho chồng phần
bia ít ỏi của mình thì bị chửi mắng một trận, và còn bắt phải uống hết chỗ bia đó trước mặt
tên nữ quản đốc. Rốp-xơn ốm yếu nhưng cũng chẳng được đãi ngộ khá hơn. Sau cùng, theo
lời yêu cầu của anh ta cả hai vợ chống cùng được thả ra, khi rời nhà tế bần đã bị những lời
chửi mắng tàn tệ nhất. Hai hôm sau Rốp-xơn đã chết ở Lê-xtơ. Theo lời người thầy thuốc
khám tử thi thì anh chết vì vết thương không được chữa và vì thức ăn không tiêu hoá được
đối với sức khoẻ suy yếu của anh ta. Khi anh ta rời bỏ nhà tế bần, người ta mới đưa cho anh
mấy phong thư có tiền gửi cho anh ta, những phong thư này đã bị giữ lại ở văn phòng của
nhà tế bần trong 6 tuần lễ và đã bị bóc ra kiểm duyệt theo nội quy của nhà tế bần! - Trong
nhà tế bần Bớc-minh-hêm đã xảy ra những việc bỉ ổi đến nỗi tháng Chạp 1843, cuối cùng
người ta không thể không cử một quan chức đến điều tra sự việc. Ông này nhận thấy có bốn
trampers (chúng tôi đã giải thích danh từ này ở trên)
1*
bị lột trần truồng giam trong ngục tối
(blackhole) ở gầm cầu thang; người ta đã giam họ ở đây 8-10 ngày rồi, họ thường bị đói, từ
sáng tới trưa không được ăn tí gì, mà lại vào thời kỳ rét nhất trong năm. Có một em bé trai bị
giam trong đủ các loại phòng giam của nhà tế bần này: đầu tiên bị giam trong buồng kho xây
cuốn chật chội và rất ẩm thấp, sau đó, hai lần ở trong ngục tối, lần thứ hai bị nhốt ba ngày ba
đêm,
sau nữa lại bị nhốt trong ngục tối cũ còn tồi tệ hơn lần thứ nhất, cũng trong thời gian như vậy,
và sau cũng là buồng trọ đặc biệt dành cho người thất nghiệp đi lang thang, đó là một cái
hầm bẩn thỉu hôi thối, kinh tởm kê một chiếc phản; lúc viên chức điều tra đến kiểm tra còn
bắt gặp hai đứa bé trai quần áo tả tơi, nằm co quắp vì rét đã bị nhốt ở đó bốn ngày trời rồi. Số
người trong ngục tối thường tới bảy người, còn trong buồng trọ thì nhét tới hai chục người.
Phụ nữ cũng bị giam trong ngục tối vì không chịu đi nhà thờ. Có một chị bị nhốt đến bốn
ngày trong buồng trọ, có trời biết là ở chung chạ với hạng người nào, mà lại vào thời gian chị
ấy lại đang ốm phải uống thuốc! Một chị khác tuy trí lực lành mạnh mà đã bị phạt đưa vào
nhà thương điên. Tháng Giêng 1844 trong nhà tế bần Bắc-tơn, ở Xúp-phôn, cũng có cuộc