C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 446

Tác dụng của đạo luật cũ về người nghèo trình bày ở đây về đại thể là đúng: quỹ cứu tế

khuyến khích sự lười biếng, thúc đẩy nhân khẩu "thừa" tăng lên. Trong những quan hệ xã hội
hiện nay, người nghèo tự nhiên là không thể không trở thành tự tư tự lợi, nếu có thể chọn
được - làm việc hay không làm gì cả cũng giống như nhau, thì đương nhiên là họ thích cái
thứ hai. Nhưng từ đó, chỉ có thể rút ra kết luận rằng những quan hệ xã hội hiện nay chẳng ra
gì, chứ không thể kết luận như các uỷ viên đồ đệ của Man-tút là nghèo nàn tức là phạm tội,
phải dùng những thủ đoạn khủng khiếp để đối phó với nó.

Nhưng những đồ đệ thông minh ấy của Man-tút lại tin tưởng rằng quan điểm của mình

tuyệt đối đúng đắn, đến nỗi họ không chút do dự ném những người nghèo lên cái giường Prô-
quýt-xtơ của lý thuyết của họ, và căn cứ vào lý thuyết của họ mà đối đãi hết sức tàn khốc với
những người nghèo. Cùng với Man-tút và nhưng người ủng hộ tự do cạnh tranh khác, họ đều
tin tưởng sâu sắc rằng tốt nhất là để cho mỗi người tự mình lo liệu cho mình
và triệt để thi hành nguyên tắc laissezfaire, cho nên họ muốn phế bỏ toàn bộ luật pháp về
người nghèo. Nhưng, vì họ không có can đảm và uy tín để làm như thế, họ liền đưa ra một
đạo luật về người nghèo thích hợp hết sức với quan điểm của Man-tút và còn tàn ác hơn là
giản đơn thực hiện nguyên tắc laissezfaire, bởi vì ở chỗ mà nguyên tắc ấy chỉ có tác dụng
tiêu cực thì đạo luật mới về người nghèo lại can thiệp tích cực. Chúng ta đã thấy Man-tút gọi
người nghèo, hay nói chính xác hơn, gọi người thất nghiệp là "người thừa", tuyên bố họ là tội
phạm mà xã hội phải dùng việc chết đói để trừng trị. Thực ra thì những uỷ viên của tiểu ban
luật về người nghèo chưa dã man đến thế; vì việc để cho người ta chết đói sờ sờ như vậy,
ngay dưới con mắt họ, cũng có vẻ đáng sợ đối với họ. Họ nói: được rồi, những người nghèo
chúng mày có quyền sống, nhưng chỉ có quyền sống thôi, chúng mày không có quyền sinh
sôi nảy nở và càng không có quyền sống như con người. Chúng mày là tai họa cho đất nước,
dù cho chúng tao không có thể tức khắc tiêu diệt chúng mày như tiêu diệt bất cứ tai hoạ nào
khác, thì ít nhất tự chúng mày cũng nên hiểu rằng mình là tai hoạ; cho nên phải khống chế
chúng mày, khiến chúng mày không có thể trực tiếp đẻ ra "những người thừa" khác, hoặc
gián tiếp dụ dỗ người ta vào con đường lười biếng và thất nghiệp bằng gương xấu của mình.
Chúng mày cứ sống, nhưng chỉ để cảnh cáo những người cũng có khả năng trở thành "người
thừa".

Do đó, chúng liền đề ra một đạo luật mới về người nghèo, năm 1834 đã được nghị viện

thông qua cho đến ngày nay vẫn còn hiệu lực. Mọi sự cứu tề bằng tiền hoặc bằng hiện vật
đều bị bỏ; nó chỉ thừa nhận có một phương thức cứu tế - tức là thu dung những người nghèo
vào những nhà tế bần được dựng lên hầu khắp mọi nơi. Những nhà tế bần (workhouses) ấy,
hoặc như nhân dân vẫn gọi là ngục Ba-xti của người nghèo (poor-law-bastilles) được thiết
lập sao cho dù gây ra được sự ghê sợ cho bất cứ người nào còn có chút hy vọng có thể sống
không phải nhờ vào cái hình thức ấy
của sự nghiệp từ thiện xã hội. Để cho người nghèo chỉ khi nào vạn bất đắc dĩ mới phải xin
quỹ tế bần, để cho họ phải nghĩ hết mọi cách trước khi xin, người ta đã biến nhà tế bần thành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.