C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 444

được trắng án. Khi dự luật ấy được uỷ ban trao lại, thì trong đó đã được thêm vào mấy điều
khoản bạo ngược đến cực điểm, nhất là điều này: người lao động nào đã cam kết miệng hoặc
viết thành giấy tờ làm cho chủ xưởng một việc gì, dù là việc tạm thời, nếu từ chối làm việc,
hoặc có những hành vi không tốt khác (mishehaviour) thì chủ xưởng có quyền đưa người ấy
ra trước bất cứ một (any) viên thẩm phán hoà giải nào, viên thẩm phán này căn cứ vào lời
khai có tuyên thệ của chủ xưởng hoặc người đại diện hay đốc công của chủ xưởng - tức là
căn cứ vào lời khai của bên nguyên - có thể xử người lao động tới hai tháng tù ngồi hoặc lao
động khổ sai. Dự luật ấy đã gây phẫn nộ cực độ trong công nhân, nhất là lúc ấy dự luật mười
giờ đang được thảo luận ở nghị viện và đang được cổ động mãnh liệt. Công nhân tổ chức
hàng trăm cuộc họp, gửi hàng trăm đơn thỉnh nguyện đến Luân Đôn cho người biện hộ của
giai cấp vô sản ở nghị viện là Tô-mát Đơn-cơm-bơ. Ngoài người đại biểu của đảng "Nước
Anh trẻ" là Phe-ran-đơ ra, thì Đơn-cơm-bơ là nghị sĩ duy nhất kịch liệt phản đối dự luật ấy.
Nhưng khi những người cấp tiến khác thấy nhân dân phản đối dự luật ấy thì họ bắt đầu lần
lượt hết người này đến người khác lặng lẽ ngả sang phía Đơn-cơm-bơ, và bởi vì bọn tư sản tự
do thấy sự phẫn nộ của công nhân cũng không dám bảo vệ dự luật ấy, vì trước sự bất bình
của nhân dân, không người nào dám lên tiếng ủng hộ dự luật ấy cho nên nó đã thất bại nhục
nhã.

Nhưng sự tuyên chiến công khai nhất của giai cấp tư sản chống giai cấp vô sản là thuyết

nhân khẩu của Man-tút và đạo luật mới về người nghèo sản sinh ra từ thuyết đó. Về học
thuyết của Man-tút, chúng ta đã nhiều lần nói đến. Chúng ta chỉ nhắc lại vắn tắt, kết luận chủ
yếu của nó là trên trái đất luôn luôn có nhân khẩu thừa, cho nên bao giờ cũng nghèo khổ,
thiếu thốn, bần cùng và vô đạo đức; số phận là như thế, vận mệnh vĩnh cửu của loài người là
sinh ra trên thế giới này quá nhiều, do đó họ đã hình thành những
giai cấp khác nhau, có những giai cấp giàu có hơn, được giáo dục và có đạo đức hơn, còn
một số giai cấp khác thì nghèo khổ hơn, bất hạnh, ngu muội và thiếu đạo đức hơn. Qua đó rút
ra kết luận về thực tiễn sau đây (chính Man-tút đã tự rút ra kết luận như vậy), rằng sự nghiệp
từ thiện và quỹ tế bần thực tế không có nghĩa lý gì, bởi vì chúng chỉ duy trì "nhân khẩu thừa"
và khuyến khích họ càng sinh đẻ thêm; và do sự cạnh tranh của họ mà tiền lương của những
người còn lại bị hạ xuống. Việc các cơ quan trợ giúp người nghèo cho người nghèo việc làm
cũng không có nghĩa lý gì, bởi vì chỉ một số lượng nhất định những sản phẩm của lao động là
có thể tìm được chỗ tiêu thụ, vì một công nhân thất nghiệp có việc làm tất nhiên phải làm cho
một người công nhân khác đang có việc làm phải thất nghiệp; nói một cách khác, sự nghiệp
của các cơ quan trợ giúp người nghèo được phát triển trên cơ sở làm tổn hại cho công nghiệp
tư nhân. Cho nên, vấn đề quyết không phải ở chỗ nuôi sống "nhân khẩu thừa", mà ở chỗ
dùng biện pháp gì để hết sức giảm bớt số "nhân khẩu thừa". Man-tút dứt khoát tuyên bố rằng
từ trước đến nay người ta cho rằng mỗi người sinh ra trên thế giới đều có quyền có tư liệu
sinh hoạt là hoàn toàn phi lý. Ông ta dẫn lời của một thi sĩ: "Người nghèo đến dự tiệc của
thiên nhiên, nhưng không tìm thấy bộ đồ ăn nào còn trống dành cho mình", và Man-tút còn
tự nói thêm rằng: cho nên thiên nhiên ra lệnh cho anh ta cút đi (she bids him to be gone), "bởi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.