vì trước khi ra đời, anh ta không hỏi trước xem xã hội có muốn tiếp thu anh ta hay không".
Lý thuyết ấy bây giờ đã trở thành lý thuyết được quý mến của tất cả bọn tư sản chính cống ở
Anh, điều đó hoàn toàn dễ hiểu: vì thứ lý luận ấy rất tiện lợi cho chúng, chưa kể là trong
những quan hệ hiện có thì nó phù hợp với thực tế về nhiều mặt. Vấn đề đặt ra ở đây không
phải là sử dụng và biến "nhân khẩu thừa" thành nhân khẩu có ích, mà chỉ là để cho họ chết
đói bằng cách giản đơn nhất và đồng thời ngăn họ đẻ con nhiều quá, thì sự việc sẽ rất đơn
giản, song còn phải có một điều
kiện là cái "nhân khẩu thừa" ấy tự công nhận mình là quá thừa và vui lòng chết đói. Nhưng
điều đó hiện nay vẫn còn chưa có gì hy vọng mặc dù giai cấp tư sản nhân từ đã kiên trì cố
làm cho công nhân tin rằng họ vô dụng. Trái lại, những người vô sản kiên quyết tin rằng với
hai bàn tay chăm làm, họ chính là những người không thể thiếu được, còn các ngài tư bản
giàu có, không làm được việc gì, mới chính là những người thừa.
Nhưng chính quyền hãy còn ở trong tay người giàu, cho nên người vô sản đành phải chịu
cho pháp luật tuyên bố rằng họ là "những người thừa" thật sự ngay cả khi bản thân họ không
muốn công nhận điều đó một cách tự nguyện. Đạo luật mới về người nghèo chính là như thế.
Đạo luật cũ về người nghèo căn cứ vào đạo luật năm 1601 (tức năm 43 của triều đại Ê-li-da-
bét) vẫn còn xuất phát ngây thơ một cách từ nguyên tắc cho rằng săn sóc người nghèo là
trách nhiệm của giáo khu. Ai không có việc làm thì được cứu tế, lâu dần người nghèo thấy rất
tự nhiên rằng giáo khu có trách nhiệm không để cho họ chết đói. Họ coi nhận cứu tế hàng
tuần là một quyền lợi chứ không phải là một ơn huệ, và rốt cuộc việc đó làm cho giai cấp tư
sản chán ngấy đi. Năm 1833, khi giai cấp tư sản giành được chính quyền nhờ cái cách tuyển
cử và đồng thời sự nghèo khổ của các vùng nông nghiệp lại lên đến tuyệt đỉnh thì nó liền bắt
tay vào việc sửa đổi đạo luật về người nghèo theo quan điểm của nó. Một tiểu ban được cử ra
để điều tra về việc trợ giúp người nghèo và đã phát hiện rất nhiều sự thực ghê người. Tiểu
ban ấy phát hiện ra rằng toàn bộ giai cấp công nhân ở các khu nông thôn đã biến thành dân
nghèo và đã dựa hoàn toàn hoặc một phần vào quỹ tế bần để sống vì quỹ này khi nào lương
thấp thì cấp cho người nghèo một chút phụ cấp. Tiểu ban rút ra kết luận rằng cái chế độ nuôi
sống những công nhân thất nghiệp, giúp đỡ những người lương thấp và đông con, bắt những
người cha có con ngoài giá thú phải nuôi chúng và nói chung là thừa nhận
quyền của người nghèo phải được bảo hộ; rằng chế độ ấy làm cho đất nước phá sản,
"Kìm hãm sự phát triển của công nghiệp, khuyến khích người ta kết hôn bừa bãi, thúc đẩy cho nhân khẩu tăng lên, loại
trừ ảnh hưởng của nhân khẩu tăng lên đối với tiền lương; rằng chế độ ấy là một hệ thống toàn quốc nhằm làm cho những
người chăm chỉ và lương thiện chán nản và khuyến khích những kẻ lười biếng, phóng đãng và nông nổi; rằng chế độ ấy phá
hoại quan hệ gia đình, cản trở một cách có hệ thống việc tích luỹ tư bản, làm hao phí tư bản hiện có và làm phá sản những
người nộp thuế; rằng ngoài ra chế độ ấy còn quy định khoán tiền nuôi con ngoài giá thú, quả thực là khuyến khích đẻ con
ngoài giá thú" (trích báo cáo của Tiểu ban luật về người nghèo)
1)
.