Ngoài ra, để tranh thủ công nhân về phía mình, Đồng minh chống đạo luật ngũ cốc đã dùng
những lời lừa bịp hèn hạ nhất, những quỷ kế đê mạt nhất. Nó mưu toan làm cho công nhân
tin rằng giá cả của lao động tỷ lệ nghịch với giá cả của lúa mì, giá lúa mì thấp thì tiền lương
cao, và ngược lại thì cũng thế. Nó mưu toan dùng những luận cứ phi lý nhất để chứng minh
cho luận điểm ấy; bản thân luận điểm ấy là phi lý hơn bất cứ chủ trương nào nói ra từ mồm
bất cứ nhà kinh tế học nào. Khi tất cả những cái ấy đều không có hiệu quả gì thì nó hứa hẹn
với công nhân rằng sự tăng thêm nhu cầu về tay thợ chắc sẽ đưa lại hạnh phúc lớn nhất cho
họ. Thậm chí nó còn không biết xấu hổ khi khiêng
hai cái mô hình bánh mì to đi qua các phố, trên cái mô hình lớn viết: Bánh mỳ Mỹ 8 pen-ni
một cái, tiền lương mỗi ngày 4 si-linh, và trên cái mô hình nhỏ hơn nhiều thì viết: Bánh mì
Anh 8 pen-ni một cái, tiền lương mỗi ngày 2 si-linh. Nhưng người công nhân không mắc lừa:
họ đã hiểu quá rõ những người chủ của họ rồi.
Muốn thấy rõ hoàn toàn tính chất giả dối của những lời hứa đẹp đẽ ấy thì nên xem cuộc
sống thực tế sẽ đủ rõ. Trên kia chúng ta đã thấy giai cấp tư sản bóc lột giai cấp vô sản bằng
trăm phương nghìn kế như thế nào. Nhưng chúng ta chỉ mới thấy cá nhân những người tư
sản, mỗi người tự đảm nhận lấy mọi việc xảy ra, đã bóc lột công nhân như thế nào. Bây giờ
chúng ta hãy xem giai cấp tư sản với tư cách là chính đảng hoặc thậm chí là chính quyền nhà
nước chống lại giai cấp vô sản như thế nào. Trước hết, toàn bộ pháp luật là để che chở người
có của chống lại người không có của, đó là điều hoàn toàn hiển nhiên. Chỉ vì có những người
không có của nên phải có pháp luật; mặc dù điểm ấy chỉ được trực tiếp biểu hiện ở một số ít
các đạo luật - ví dụ như đạo luật chống những kẻ đi lang thang và những kẻ không nhà cửa
tuyên bố rằng giai cấp vô sản như là một giai cấp đứng ngoài pháp luật - nhưng thái độ thù
địch đối với giai cấp vô sản chính là cơ sở vững chắc của pháp luật, cho nên các quan toà,
đặc biệt là các thẩm phán hoà giải, bản thân thuộc giai cấp tư sản, lại tiếp xúc nhiều với giai
cấp vô sản, chẳng cần suy nghĩ cũng nhận ra ý nghĩa ấy trong bản thân pháp luật. Nếu người
nhà giàu được gọi đến, hay nói đúng hơn là được mời đến toà án, thì quan toà tỏ ra rất lấy
làm tiếc rằng đã quấy rầy hắn, và còn hết sức xoay xở cho vụ kiện trở thành có lợi cho hắn;
nếu như bắt buộc phải xử tội hắn thì quan toà hết sức áy náy, v.v., và kết quả là chỉ phạt một
số tiền không đáng kể mà người tư sản ném bộp ngay trên bàn một cách ngạo mạn rồi đi ra.
Nhưng nếu một người nghèo khó bị gọi đến trước thẩm phán hoà giải thì hầu như bao giờ
anh ta cũng bị bắt giam trước một đêm với nhiều người khác
giống anh ta; ngay từ lúc đầu, anh ta đã bị xem là tội phạm, bị người ta chửi mắng, tất cả mọi
lời biện hộ của anh ta đều bị gạt đi bằng một câu nói khinh bỉ: "Thôi! Chúng tôi biết những lý
do ấy rồi!". Cuối cùng anh ta bị phạt, song không nộp được tiền phạt nên phải ở tù một hay
mấy tháng để đền tội. Dù cho người ta không thể khép anh ta vào tội gì thì anh ta vẫn bị coi
là kẻ bịp bợm và kẻ đi lang thang (a rogue and a vagabond - hai từ này hầu như bao giờ cũng
dùng gắn liền nhau) mà bị tống giam. Thái độ thiên lệch của các thẩm phán hoà giải, nhất là
ở nông thôn thì quả thực không thể tưởng tượng được, và đó là chuyện xảy ra hàng ngày
quen thuộc đến nỗi những việc không quá khác thường đều được đăng lên báo một cách thản