C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 499

dựng lại đế quốc giống như giai cấp tư sản Anh đã làm được một phần tư 1640 đến 1688,
hoặc như giai cấp tư sản Pháp đã chuẩn bị làm trong cùng thời gian ấy. Nhưng không, giai
cấp tư sản Đức chưa bao giờ có nghị lực đó, chưa bao giờ cho rằng mình có dũng khí đó; bọn
tư bản Đức biết rằng nước Đức chỉ là một đống phân, nhưng chúng lại sống thoải mái trong
đống phân đó vì bản thân chúng cũng là phân và vì phân ở xung quanh sưởi ấm chúng. Còn
người lao động thì sống không tồi hơn hiện nay, nhưng nông dân là ngoại lệ, họ phần lớn là
nông nô và họ không thể làm nên chuyện gì nếu không có sự giúp đỡ của nhân dân thành thị,
vì quân đội đánh thuê thường xuyên đóng bên cạnh họ, đe doạ dìm trong bể máu bất cứ mưu
toan khởi nghĩa nào.

Đấy là tình hình nước Đức cuối thế kỷ trước. Đấy là cả một đống những cái chán chường,

mục nát và tan rã. Không ai cảm thấy dễ chịu. Thủ công nghiệp, thương nghiệp, công nghiệp
và nông nghiệp trong nước đều rơi vào cảnh điêu tàn cùng cực. Nông dân, thợ thủ công và
chủ xí nghiệp chịu hai lần khổ ải: chính quyền ăn bám và trạng thái tiêu điều. Bọn quý tộc và
vương hầu cảm thấy rằng mặc dầu thu nhập của chúng vẫn không thể bù đắp được khoản chi
tiêu ngày một phình lên của chúng. Mọi cái đều tồi tệ và tâm trạng bất mãn đã bao trùm cả
nước. Không có giáo dục, không có phương tiện ảnh hưởng đến ý thức quần chúng, không tự
do báo chí, không có dư luận xã hội, thậm chí không có buôn bán tương đối lớn với các nước
khác - không có gì cả ngoài sự đê tiện và tự tư tự lợi; lề thói con buôn hèn mạt, xun xoe nịnh
hót thảm hại, đã thâm nhập toàn dân. Mọi thứ đều nát bét, lung lay, xem chừng sắp sụp đổ,
thậm chí chẳng còn lấy một tia hy vọng chuyển biến tốt lên, vì dân tộc thậm chí không còn
đủ sức vứt bỏ cái thây ma rữa nát của chế độ đã chết rồi.

Chỉ có nền văn học của tổ quốc mới cho thấy tương lai tươi đẹp. Cái thời kỳ nhục nhã về

mặt chính trị và xã hội ấy cũng chính là thời kỳ vĩ đại của nền văn học Đức. Khoảng năm
1750,
tất cả các nhà tư tưởng vĩ đại của Đức đã ra đời: nhà thơ Gơ-tơ và Si-lơ, nhà triết học Can-tơ
và Phi-stơ, và chưa đầy hai chục năm sau, Hê-ghen - nhà siêu hình học

184

1*

, vĩ đại gần đây của

Đức đã ra đời. Mỗi tác phẩm xuất sắc của thời kỳ ấy đều thấm nhuần tinh thần hiếu chiến,
lòng phản nghịch chống lại toàn bộ xã hội Đức đương thời. Gơ-tơ viết tác phẩm "Guê-xơ
Phôn Béc-li-khin-ghen", trong đó ông dùng hình thức kịch để tỏ lòng thương tiếc một người
bạo động. Si-lơ viết cuốn "Kẻ cướp", trong đó ông ca ngợi một thanh niên hoà hiệp công khai
tuyên chiến với toàn xã hội. Nhưng đấy là những tác phẩm thời trẻ của các ông. Với tuổi tác,
các ông đã mất hết mọi hy vọng của mình. Gơ-tơ chỉ còn viết một số tác phẩm châm biếm
hết sức chua cay, còn Si-lơ thì chắc hẳn đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng rồi nếu như ông
không tìm thấy nguồn an ủi trong khoa học, đặc biệt là trong lịch sử vĩ đại của Hy Lạp và La
Mã thời cổ. Từ hai ông có thể suy ra tất cả những người khác. Ngay các nhà tư tưởng ưu tú
nhất và kiên cường nhất của nhân dân Đức cũng đã mất hết tin tưởng vào tương lai của đất
nước mình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.