C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 114

chính trị" của người Do Thái, quan điểm mà "Deutsch - Französische Jahrbücher" dùng để
nghiên cứu vấn đề đó.

Ông Bau-ơ đã bảo vệ "vấn đề Do Thái" của "sự phê phán" như sau:

"Có người vạch rõ cho người Do Thái rằng họ mang ảo tưởng về chế độ mà họ hướng vào để yêu cầu tự do".

Thực ra, ông Bau-ơ đã chỉ rõ ảo tưởng của người Do Thái ở nước Đức là: yêu cầu tham gia

sinh hoạt xã hội chính trị ở một nước không có một chút sinh hoạt xã hội chính trị nào cả,
yêu cầu quyền chính trị ở nơi chỉ có đặc quyền chính trị. Về mặt đó, người ta đã chỉ rõ cho
ông Bau-ơ rằng bản thân ông cũng nhiễm đầy những "ảo tưởng" về "chế độ chính trị nước
Đức", chẳng thua gì người Do Thái. Chính vì thế mà ông ta lấy việc "nhà nước Cơ Đốc giáo"
không thể giải phóng người Do Thái về mặt chính trị để giải thích tình cảnh của người Do
Thái ở các quốc gia Đức. Ông ta xuyên tạc chân tướng của sự việc, ông ta tưởng tượng nhà
nước đặc quyền, nhà nước Đức Cơ Đốc giáo là nhà nước Cơ Đốc giáo tuyệt đối. Trái lại,
người ta đã chứng minh cho ông ta rằng nhà nước hiện đại hoàn bị về chính trị không có đặc
quyền tôn giáo nào cũng là nhà nước Cơ Đốc giáo hoàn bị; vì vậy, nhà nước Cơ Đốc giáo
hoàn bị không những có thể giải phóng người Do Thái, mà hơn nữa đã thực sự giải phóng họ
rồi, và do bản tính của nó, nhất định nó phải giải phóng họ.

"Có người chỉ rõ cho người Do Thái rằng... họ đang nhiễm đầy những ảo tưởng về chính họ khi họ tưởng rằng họ đang

yêu cầu tự do và yêu cầu thừa nhận nhân tính tự do, kỳ thực thì vấn đề chỉ là và chỉ có thể là đặc quyền mà họ tìm cách

giành lấy cho họ".

Tự do ! Thừa nhận nhân tính tự do ! Đặc quyền ! Những từ mới có ý nghĩa làm sao. Muốn

biện hộ thì sao chẳng dùng những từ đó để lẩn tránh những vấn đề nhất định !

Tự do? Đây là nói tự do chính trị. Người ta đã chỉ rõ cho ông

Bau-ơ rằng khi người Do Thái yêu cầu tự do mà lại không muốn vứt bỏ tôn giáo của mình thì
chính là họ đang "làm chính trị" chứ không phải đưa ra một điều kiện nào trái với tự do chính
trị
. Người ta đã chỉ rõ cho ông Bau-ơ rằng phân chia con người ra thành công dân phi tôn
giáo của nhà nước cá nhân tôn giáo là chẳng mâu thuẫn gì với sự giải phóng về chính trị.
Người ta đã chỉ rõ cho ông Bau-ơ rằng khi nhà nước thoát khỏi quốc giáo và bỏ mặc tôn giáo
tồn tại trong phạm vi xã hội công dân thì nhà nước được giải phóng khỏi tôn giáo; cũng vậy,
khi cá nhân không coi tôn giáo là việc công nữa mà coi là việc riêng thì về mặt chính trị, anh
ta cũng được giải phóng khỏi tôn giáo. Sau hết, người ta đã chỉ rõ rằng thái độ khủng bố của
cách mạng Pháp đối với tôn giáo không hề bác bỏ mà trái lại chứng thực cho quan điểm đó.

Ông Bau-ơ không nghiên cứu quan hệ thực sự của nhà nước hiện đại với tôn giáo mà cho

rằng cần phải tưởng tượng ra cho mình một nhà nước phê phán, một nhà nước không phải là
cái gì khác hơn là nhà phê phán thần học tự thổi phồng lên trong ảo tưởng của mình thành
nhà nước
mà thôi. Khi ông Bau-ơ sa lầy trong chính trị thì bao giờ ông cũng lại bắt chính trị
làm tù binh cho tín ngưỡng của mình, tức tín ngưỡng có tính phê phán. Hễ ông ta nghiên cứu
nhà nước thì bao giờ cũng biến nó thành luận cứ để đối phó với "kẻ thù" tức tôn giáo và thần

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.