thành người, hoặc giải phóng con người khỏi tinh thần Do Thái, không nên coi là một nhiệm
vụ riêng biệt của người Do Thái như ông Bau-ơ đã hiểu, mà nên coi là một nhiệm vụ thực
tiễn phổ biến của thế giới hiện đại tiêm nhiễm tinh thần Do Thái từ đầu đến chân. Một điều
đã được chứng minh là nhiệm vụ khắc phục bản chất Do Thái, trên thực tế, là nhiệm vụ tiêu
diệt tinh thần Do Thái của xã hội thị dân, là nhiệm vụ tiêu diệt cái phi nhân tính, mà biểu
hiện cao nhất là hệ thống tiền tệ, trong thực tiễn đời sống hiện đại.
Là nhà thần học chân chính mặc dù có tính phê phán, hoặc là nhà phê phán thần học, ông
Bau-ơ không thể vượt lên trên sự đối lập tôn giáo. Ông ta chỉ có thể coi quan hệ của người
Do Thái với thế giới Cơ Đốc giáo là quan hệ của đạo Do Thái với đạo Cơ Đốc. Thậm chí,
ông phải khôi phục một cách phê phán sự đối lập tôn giáo giữa đạo Do Thái và đạo Cơ Đốc
dưới hình thức sự đối lập giữa một bên là quan hệ của người Do Thái và một bên là quan hệ
của tín đồ Cơ Đốc với tôn giáo phê phán - đối với chủ nghĩa vô thần, giai đoạn cuối cùng của
thuyết hữu thần, sự phủ định thượng đế. Sau hết, do cuồng nhiệt thần học của mình, ông ta
phải đóng khung năng lực "giành được tự do" của "người Do Thái và tín đồ Cơ Đốc hiện tại",
tức của thế giới hiện đại, vào năng lực hiểu biết "sự phê phán" thần học và hoạt động trong
lĩnh vực của "sự phê phán" đó. Đối với nhà thần học chính thống, toàn bộ thế
giới quy lại là "tôn giáo và thần học". (Ông ta cũng có thể theo cách đó quy thế giới thành
chính trị, kinh tế chính trị học, v.v., và có thể gọi thần học chẳng hạn là kinh tế chính trị học
trên trời, vì rằng nó là môn học về sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng "của cải tinh
thần" và kho báu trên thiên đường!). Cũng vậy, đối với các nhà thần học phê phán cấp tiến,
năng lực tự giải phóng của thế giới chẳng qua chỉ là khả năng trừu tượng coi "tôn giáo và
thần học" là "tôn giáo và thần học" để phê phán thôi. Cuộc đấu tranh duy nhất mà ông ta biết
là cuộc đấu tranh chống tính hạn chế có tính tôn giáo của tự ý thức, mà "tính thuần khiết" và
"tính vô hạn" có tính phê phán của tự ý thức cũng là tính hạn chế của thần học.
Do đó, ông Bau-ơ sở dĩ dùng phương thức của tôn giáo và thần học để nghiên cứu vấn đề
tôn giáo và thần học, đó là vì ông ta coi vấn đề "tôn giáo" hiện đại là vấn đề "thuần tuý tôn
giáo". "Cách đặt vấn đề đúng đắn" của ông ta chỉ là ở chỗ vấn đề được đặt vào một vị trí
"đúng đắn" so với "năng lực của bản thân" ông - năng lực trả lời !
Bây giờ, chúng ta hãy bàn về mặt chính trị của vấn đề Do Thái.
Ở một số nước, người Do Thái (cũng như tín đồ Cơ Đốc) đã được hoàn toàn giải phóng về
chính trị. Nhưng người Do Thái và tín đồ Cơ Đốc còn xa mới được giải phóng về mặt con
người. Do đó, giải phóng chính trị và giải phóng con người phải có sự khác nhau. Cho nên
cần phải nghiên cứu thực chất của sự giải phóng chính trị, nghĩa là thực chất của nhà nước
hiện đại đã phát triển. Song những nhà nước còn chưa thể giải phóng người Do Thái về mặt
chính trị thì lại phải được đánh giá căn cứ vào sự so sánh với nhà nước chính trị hoàn bị và
phải được coi là thuộc vào loại những nhà nước chưa phát triển.
Đó là quan điểm phải dựa vào để nghiên cứu vấn đề "giải phóng