học không phê phán. Theo ông ta, nhà nước là kẻ thực hiện những nguyện vọng tha thiết của
thần học phê phán.
Khi ông Bau-ơ lần đầu tiên thoát khỏi thần học chính thống không phê phán thì ở ông ta
quyền uy chính trị đã thay thế cho quyền uy tôn giáo. Tín ngưỡng của ông ta đối với Giê-hô-
va biến ngay thành tín ngưỡng đối với nhà nước Phổ. Trong cuốn sách nhỏ nhan đề "Tân
giáo Phổ"
50
, Bru-nô Bau-ơ không những tôn nhà nước Phổ mà còn hoàn toàn triệt để tôn cả
triều vua Phổ lên thành cái tuyệt đối. Nhưng, trên thực tế, nhà nước đó không gây hứng thú
chính trị cho ông Bau-ơ: trái lại, theo "sự phê phán" thì
công lao của nhà nước đó là dùng sự hợp nhất giáo hội để thủ tiêu các tín điều tôn giáo, dùng
cảnh sát để hãm hại dị giáo.
Phong trào chính trị xảy ra năm 1840 làm cho ông Bau-ơ thoát khỏi nền chính trị bảo thủ
của mình và có một lúc nâng ông lên tới nền chính trị tự do. Nhưng nói thật ra, cả ở đây nữa,
chính trị chẳng qua cũng chỉ dùng làm lý do cho thần học mà thôi. Trong tác phẩm "Sự
nghiệp chính nghĩa của tự do và sự nghiệp của bản thân tôi", nhà nước tự do là nhà phê phán
của Viện thần học Bon, là luận cứ chống lại tôn giáo. Sự chú ý chủ yếu của "Vấn đề Do
Thái" là tập trung vào sự đối lập giữa nhà nước và tôn giáo thành thử phê phán sự giải phóng
về chính trị biến thành phê phán đạo Do Thái. Trong tác phẩm chính trị gần đây của mình
nhan đề là "Nhà nước, tôn giáo và chính đảng", Bau-ơ rút cục đã để lộ ra ý nguyện thầm kín
nhất của nhà phê phán tự thổi phồng lên thành nhà nước. Tôn giáo hy sinh vì nhà nước, hoặc
nói cho đúng hơn, nhà nước chỉ là công cụ để tiêu diệt kẻ thù của "sự phê phán", tức tôn giáo
và thần học không phê phán. Cuối cùng, nhờ có tư tưởng xã hội chủ nghĩa truyền bá ở Đức từ
1843 đến nay mà sự phê phán thoát khỏi được, tuy chỉ là bề ngoài, mọi thứ chính trị, cũng
giống như nhờ có phong trào chính trị sau năm 1840 mà sự phê phán thoát khỏi được thứ
chính trị bảo thủ của mình và từ đó trở đi, sự phê phán rút cục có thể coi những tác phẩm của
nó chống thần học không phê phán là những tác phẩm xã hội, và có thể tự do nghiên cứu thần
học phê phán của mình - đem tinh thần đối lập với quần chúng - và tuyên bố rằng ân nhân và
chúa cứu thế có tính phê phán sắp giáng thế.
Hãy trở về đề tài của chúng ta !
Thừa nhận nhân tính tự do ư? "Nhân tính tự do" mà người Do Thái không những chỉ nghĩ
rằng phải ra sức yêu cầu thừa nhận mà đã thực sự ra sức yêu cầu thừa nhận, cũng chính là thứ
"nhân tính tự do" nhất, thứ nhân tính được thừa nhận một cách cổ điển trong cái gọi là nhân
quyền phổ biến. Bản thân Bau-ơ cho
rằng cố gắng của người Do Thái nhằm đòi thừa nhận nhân tính tự do của mình chính là cố
gắng của họ hòng đạt được nhân quyền phổ biến.
Tờ "Deutsch - Französische Jahrbücher" đã chứng minh cho ông Bau-ơ rằng thứ "nhân
tính tự do" đó và "sự thừa nhận" nó chẳng qua chỉ là sự thừa nhận cá nhân thị dân ích kỷ và
sự vận động không gì ngăn cản nổi của những nhân tố tinh thần và nhân tố vật chất hợp