C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 117

"Còn như về bản chất chính trị thì sự phê phán đã theo dõi mâu thuẫn của nó

ngược lên đến tận chỗ mà mâu thuẫn giữa lý luận và thực tiễn đã từng được nghiên cứu một cách triệt để trong 50 năm qua,

ngược lên mãi cho đến chế độ đại nghị Pháp, trong đó tự do lý luận bị thực tiễn bác bỏ, còn tự do sinh hoạt thực tế thì phí

công tìm kiếm biểu hiện của mình trong lý luận.

Sau khi cả đến ảo tưởng cơ bản cũng đã được vạch ra thì cần phải chỉ ra rằng mâu thuẫn trong các cuộc tranh luận ở

nghị viện Pháp mà sự phê phán phát hiện, tức mâu thuẫn giữa lý luận tự do ý nghĩa thực tiễn của đặc quyền, mâu thuẫn

giữa hiệu lực lập pháp của đặc quyền và tình trạng công pháp, trong đó chủ nghĩa vị kỷ cá nhân thuần tuý mưu toan chiếm

lấy sự đóng kín của đặc quyền, - mâu thuẫn đó là mâu thuẫn phổ biến trong phạm vi ấy".

Mâu thuẫn mà sự phê phán phát hiện được trong những cuộc tranh luận ở nghị viện Pháp

không phải là cái gì khác hơn là mâu thuẫn của chế độ lập hiến. Nếu sự phê phán hiểu mâu
thuẫn đó là mâu thuẫn phổ biến thì nó đã hiểu mâu thuẫn chung của chế độ lập hiến. Nếu sự
phê phán còn đi xa hơn chỗ nó "phải đi" nghĩa là, nếu nó đi tới ý nghĩ xóa bỏ mâu thuẫn phổ
biến đó thì nó sẽ đi thẳng từ chế độ quân chủ lập hiến sang nhà nước đại nghị dân chủ, sang
nhà nước hiện đại hoàn bị. Vì sự phê phán chưa hề phân tích một cách phê phán bản chất của
sự giải phóng về chính trị, chưa phát hiện được quan hệ giữa bản chất ấy với bản chất con
người, nên chỉ có thể bàn đến sự kiện giải phóng chính trị, đến nhà nước hiện đại đã phát
triển, nghĩa là chỉ có thể bàn đến chỗ: sự tồn tại của nhà nước hiện đại là phù hợp với bản
chất của nó, do đó không chỉ những thiếu sót tương đối mà cả những thiết sót tuyệt đối họp
thành bản chất của nhà nước hiện đại đều có thể được xem xét và nêu lên rõ ràng.

Đoạn văn "có tính phê phán" trích dẫn trên kia càng có giá trị khi nó chứng minh hai năm

rõ mười rằng chính khi sự phê phán tự cho rằng mình vượt hẳn lên trên "bản chất chính trị",
thì trái lại nó thấp hơn bản chất đó rất nhiều, nó vẫn cứ phải tiếp tục tìm cách lấy bản chất
chính trị làm biện pháp giải quyết những mâu thuẫn của mình, vẫn cứ phải giữ thái độ ngoan
cố không chịu hiểu tí gì về nguyên tắc của nhà nước hiện đại.

Sự phê phán đem đối lập "ý nghĩa thực tiễn của đặc quyền" với "lý luận tự do", đối lập

"tình trạng công pháp" với "hiệu lực
lập pháp của đặc quyền".

Để khỏi giải thích một cách sai lầm ý kiến của sự phê phán, chúng ta hãy nhớ lại rằng mâu

thuẫn mà sự phê phán phát hiện trong các cuộc tranh luận ở nghị viện Pháp cũng tức là mâu
thuẫn "nên hiểu là" phổ biến. Tiện đây bàn qua về vấn đề mỗi tuần quy định một ngày cho trẻ
em nghỉ lao động. Có người đề nghị ngày chủ nhật. Khi trả lời vấn đề này, một nghị sĩ đề
nghị không ghi ngày chủ nhật vào trong luật pháp, vì ông ta cho rằng ghi như thế là trái hiến
pháp. Bộ trưởng Mác-tanh (đuy-No) cho rằng đề nghị đó là một mưu toan tuyên bố đạo Cơ
Đốc không tồn tại nữa. Grê-mô-ê đại biểu cho những người Do Thái ở Pháp tuyên bố rằng vì
tôn trọng tôn giáo của tuyệt đại đa số người Pháp, người Do Thái không có gì chống lại việc
ghi ngày chủ nhật. Như vậy, theo lý luận tự do, người Do Thái và tín đồ Cơ Đốc đều bình
đẳng, nhưng căn cứ vào thực tế, tín đồ Cơ Đốc có đặc quyền hơn người Do Thái, vì nếu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.