C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 118

không như vậy thì làm thế nào mà ngày chủ nhật nhật của đạo Cơ Đốc lại được ghi vào trang
luật pháp đặt ra cho toàn thể người Pháp?

Phải chăng ngày nghỉ của đạo Do Thái lại không có được quyền như vậy sao ? Hoặc giả

cũng có tình hình là trong đời sống thực tế của nước Pháp, người Do Thái thực tế không bị
thiệt vì đặc quyền của đạo Cơ Đốc, song pháp luật lại không dám công khai thừa nhận sự
bình đẳng thực tế đó. Mọi mâu thuẫn của bản chất chính trị mà ông Bau-ơ nêu lên trong tác
phẩm "Vấn đề Do Thái", mọi mâu thuẫn của chế độ lập hiến, - chế độ này căn bản là mâu
thuẫn giữa nhà nước đại nghị hiện đại với nhà nước đặc quyền cũ, - là như thế đấy.

Ông Bau-ơ đã mắc một sai lầm hết sức căn bản khi ông ta cho rằng bằng cách quan niệm

và phê phán mâu thuẫn đó là mâu thuẫn "phổ biến", ông ta đã tiến từ bản chất chính trị lên
bản chất con người. Quan niệm như vậy về mâu thuẫn đó chỉ có nghĩa
là tiến từ sự giải phóng nửa chừng về chính trị lên sự giải phóng hoàn toàn về chính trị, từ
chế độ quân chủ lập hiến lên nhà nước đại nghị dân chủ.

Ông Bau-ơ cho rằng khi xoá bỏ đặc quyền, ông ta cũng xoá bỏ cả đối tượng của đặc

quyền. Về lời tuyên bố của Mác-tanh (đuy-No), ông nhận xét:

"Nếu không có tôn giáo đặc quyền nào cả thì cũng không còn tôn giáo nào nữa. Tước bỏ tinh thần bài tha của tôn giáo đi

thì tôn giáo cũng không còn tồn tại nữa".

Hoạt động công nghiệp không bị xoá bỏ cùng với sự xoá bỏ đặc quyền của phường hội,

nghiệp đoàn và các hội đồng nghiệp; trái lại, chỉ sau khi xoá bỏ những đặc quyền đó thì công
nghiệp
chân chính mới bắt đầu phát triển được. Chế độ tư hữu ruộng đất không bị xoá bỏ
cùng với sự xoá bỏ đặc quyền chiếm hữu ruộng đất; trái lại, chỉ sau khi xoá bỏ đặc quyền
chiếm hữu ruộng đất thì sự vận động phổ biến của chế độ tư hữu ruộng đất mới bắt đầu bằng
con đường tự do phân nhỏ và tự do chuyển nhượng. Mậu dịch không bị xoá bỏ cùng với sự
xoá bỏ đặc quyền mậu dịch; trái lại, chỉ có trong tự do mậu dịch thì mới thực sự thực hiện
được mậu dịch. Cũng vậy, chỉ nơi nào không có tôn giáo đặc quyền nào cả (như các bang
Bắc Mỹ) thì tôn giáo mới thực tế phát triển một cách phổ biến.

Cơ sở của "tình trạng công pháp" hiện đại, cơ sở của nhà nước phát triển hiện đại không

phải là xã hội trong đó đặc quyền thống trị như sự phê phán tưởng mà là xã hội trong đó đặc
quyền đã bị xoá bỏ và đã bị tiêu diệt
, là xã hội thị dân đã phát triển, trong đó những yếu tố
sinh hoạt còn bị ràng buộc về mặt chính trị dưới sự thống trị của đặc quyền có địa bàn để tự
do phát triển. Ở đây, bất cứ "sự đóng kín đặc quyền" nào đều không đối lập với sự đóng kín
khác, cũng không đối lập với tình trạng công pháp. Công nghiệp tự do và mậu dịch tự do xoá
bỏ sự đóng kín đặc quyền, do đó cũng xóa bỏ cuộc đấu tranh giữa các thứ đóng kín đặc
quyền; trái lại, ở vị trí của những đặc quyền, tách rời con người với toàn bộ
xã hội nhưng đồng thời lại kết hợp họ trong những đoàn thể riêng biệt quy mô bé nhỏ thì
công nghiệp tự do và mậu dịch tự do xác lập con người đã được giải phóng khỏi đặc quyền
và không còn liên hệ với người khác nữa dù chỉ là bằng mối liên hệ chung bên ngoài và gây

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.